Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Tri thức nền với người giáo viên

Tạp Chí Giáo Dục

Có nhiu cách gi khác nhau, đây “tri thc nn” đưc hiu là nhng kiến thc chung, cơ bn và thiết yếu v mi phương din trong đi sng mà mt con ngưi cn có đ tn ti và làm vic bình thưng. Có th gi đó là vn hc vn ph thông, ti thiu v các đi tưng mà con ngưi phi tiếp xúc, quan h, s dng, thưng thc và khám phá…


Theo tác gi, t xưa đến nay, ngưi giáo viên đưc coi là nhng trí thc trong xã hi, nhng ngưi có hiu biết hơn ngưi khác… (nh minh ha). Ảnh: Anh Khôi

Theo quan niệm này, để sống bình thường, mỗi người cần được trang bị và tự trang bị rất nhiều tri thức nền như nghệ thuật; toán và khoa học tự nhiên; khoa học xã hội, kinh tế, chính trị, đạo đức, pháp luật; giới tự nhiên, tri thức xã hội, kinh nghiệm và kỹ năng sống… Tri thức nền dùng để phân biệt với “tri thức chuyên sâu”. Theo đó, tri thức chuyên sâu ở đây được hiểu là những kiến thức và hiểu biết đặc thù về một đối tượng cụ thể; hoặc trong một lĩnh vực hẹp, ít người biết, chuyên biệt, không phổ quát… Có thể nói phần lớn tri thức của các môn học trong nhà trường phổ thông, nhất là bậc tiểu học và THCS là những tri thức cơ bản, phổ thông, nền tảng (tri thức nền). Ở bậc THPT, một số tri thức chuyên sâu bắt đầu được cung cấp theo yêu cầu phân hóa đối tượng, phục vụ hướng nghiệp, phân luồng. Đến bậc CĐ, ĐH mới thực sự đi vào trang bị tri thức chuyên sâu. Tuy nhiên, càng muốn đi sâu thì kiến thức nền càng phải rộng, tựa như muốn đào cái hố sâu thì ban đầu phải đào thật rộng. Vì thế, bên cạnh những tri thức chuyên sâu, ở bậc học cao này vẫn tiếp tục phải trang bị những tri thức nền về một số lĩnh vực cơ bản như ngôn ngữ và văn học; văn hóa và nghệ thuật; lịch sử và triết học; chính trị và kinh tế; con người và xã hội; tự nhiên và công nghệ; cuộc sống và môi trường… Mỗi môn học hay lĩnh vực đều gồm tri thức nền và tri thức chuyên sâu; đều góp phần tạo nên 2 loại tri thức ấy. Như thế, tri thức nền và tri thức chuyên sâu có nhiều mức độ khác nhau; có mối quan hệ với nhau. Với tốc độ phát triển nhanh chóng và không hề ngưng nghỉ của xã hội hiện đại, đặc biệt là khoa học, kỹ thuật, công nghệ, khối lượng tri thức tối thiểu cần biết tăng lên không ngừng. Khái niệm “literacy” khi mới xuất hiện chỉ là để nói tới trình độ “biết đọc, biết viết”, nay được mở rộng ra nhiều lĩnh vực khác nhau music literacy; computer literacy, economic literacy, history literacy, ICT literacy, math literacy, science literacy… Chưa bao giờ để đáp ứng những yêu cầu của cuộc sống và hội nhập được với xã hội hiện đại, người ta phải gắng sức vươn lên đến thế dù chỉ là yêu cầu tối thiểu. Đó chính là cơ sở của chủ trương “học suốt đời”.

Từ xưa đến nay, người giáo viên được coi là những trí thức trong xã hội, những người có hiểu biết hơn người khác; được coi là thầy. Mà đã là thầy thì phải biết 10 mới dạy 1. Đối tượng người học ngày nay lại có ưu thế hơn hẳn, do xuất phát từ một mặt bằng tri thức nền rất cao; khác hẳn thế hệ cha anh đi trước, kể cả những người đang làm thầy của họ. Học sinh ngày nay có thể biết rất nhiều những điều mà thầy của mình không biết, chưa biết… Điều đó buộc người giáo viên phải biết rất rộng, rất nhiều; phải có tri thức nền lẫn tri thức chuyên sâu mới có thể đáp ứng được những yêu cầu mới, nhất là với thầy cô giáo dạy học ngữ văn. Vì văn học chính là cuộc sống, trong văn có tri thức của mọi lĩnh vực đời sống. Muốn hiểu văn cần có những kiến thức ấy. Muốn dạy người khác hiểu văn càng cần biết rõ, biết nhiều và sâu hơn về những kiến thức này. Tin hay không, bạn chỉ cần thử giải thích câu tục ngữ: “Bắt chấy cho mẹ chồng thấy bồ nông dưới biển” nghĩa là thế nào?

Nhưng chúng ta đều biết, kiến thức cuộc sống là vô tận; chẳng ai có thể biết hết, hiểu tất. Cho nên người không biết, không đáng trách; chỉ trách đã không biết lại không chịu học hỏi, lại hay nói bừa. Nhất là người làm thầy.

PGS.TS Đ Ngc Thng

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)