Tạp Chí Giáo Dục TP.Hồ Chí Minh
Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Tri thức ngữ văn gây khó cho việc dạy học văn

Tạp Chí Giáo Dục

Tri thức ngữ văn gây khó cho việc dạy học văn - Audio
00:00 / 00:00
An audio error has occurred, player will skip forward in 2 seconds.
  1. 1 Tri thức ngữ văn gây khó cho việc dạy học văn Audio

Dy và hc môn ng văn theo chương trình 2018 là các bài hc đưc thiết kế theo th loi văn bn. Theo đó, trưc khi đc hiu văn bn, các b sách giáo khoa đu có phn cung cp tri thc ng văn v đc trưng th loi. Đây đưc xem như là “chiếc chìa khóa” đ thy và trò “m cánh ca” đi vào tìm hiu tác phm đúng đc trưng, đúng trng tâm.

Theo tác giả, để học sinh viết được bài nghị luận phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của tác phẩm tự sự hoặc kịch thì cần cho các em tiếp cận nhiều ngữ liệu (ảnh minh họa). Ảnh: T.L

Tiện ích là thế, song cũng chính việc quá chú trọng đến tri thức ngữ văn lại gây khó cho việc học văn, làm mất đi “chất văn” vốn là đặc trưng của bộ môn này…

Nhiu tri thc ng văn mi l vi hc sinh

Trong sách Ngữ văn 11 bộ Kết nối tri thức với cuộc sống có một khái niệm dễ gây ra bất đồng về cách hiểu cho giáo viên và học sinh là khái niệm “cấu tứ” trong thơ. Vì lý do khoa học, và có thể để tăng tính thuyết phục, nhóm biên soạn đã trích lại theo các diễn đạt của từ điển thuật ngữ văn học. Điều này càng làm cho khái niệm “cấu tứ” trở nên hàn lâm, nặng về lý thuyết; mơ hồ, thiếu cụ thể và chưa rõ ràng. Ngược lại, sách Ngữ văn 11 bộ Chân trời sáng tạo thì nêu định nghĩa quá vắn tắt. Vì vậy trong các lần kiểm tra tập trung, nếu đề có liên quan đến khái niệm này, thường dẫn đến tranh luận bởi ý kiến bất nhất giữa các giáo viên.

Các khái niệm tri thức ngữ văn lớp 10, 11 và 12 trong các bộ sách mới cũng rất đa dạng, mới mẻ với giáo viên và học sinh so với sách giáo khoa chương trình cũ. Chẳng hạn các khái niệm như “người kể chuyện”, “điểm nhìn” (toàn tri, hạn tri)… Và ở mỗi bài đọc văn bản đều có cách áp dụng (gọi tên) riêng. Điều này dẫn đến sự lúng túng, nhầm lẫn cho học sinh nhận diện, phân tích, nhất là phải đọc những văn bản mới hoàn toàn khi làm bài kiểm tra.

Dạy đọc văn bản theo tri thức ngữ văn còn dẫn đến hạn chế là đã “thao tác hóa”, “hình thức hóa” việc đọc hiểu văn bản văn học. Làm mất đi cơ hội cho người học về sự cảm nhận tinh tế, đa nghĩa về nội dung tác phẩm. Người dạy văn cũng vì thế mà ít đi cơ hội được phân tích, bình giảng sâu sắc tác phẩm để truyền tải xúc cảm mạnh mẽ đến người học.

Làm sao đ tiết dy văn không b “khô” vì quá chú trng tri thc?

Khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản, giáo viên cũng không nên quá bám sát vào các câu hỏi tri thức ở sách giáo khoa. Vì như thế dễ bị rập khuôn, “công thức hóa” việc đọc hiểu, do mỗi bài học đều có nhiều văn bản cùng thể loại. Trong những lần tập huấn sách giáo khoa trước đây, các soạn giả cũng đã khuyên thầy cô là nên linh hoạt trong việc đặt câu hỏi, có thể thêm hoặc bớt, lựa chọn câu hỏi khác theo cách của mình.

Để việc dạy văn không bị “khô”, giáo viên bộ môn không có nguy cơ trở thành “thợ dạy” tri thức, đòi hỏi người dạy văn cần dành thời gian trong mỗi tiết dạy cho việc truyền thụ cảm xúc. Người dạy văn lúc này như “người nghệ sĩ” thể hiện suy ngẫm của mình qua việc bình giảng, nhận định, đánh giá, liên hệ, đọc truyền cảm… để truyền tải cảm xúc đến người học. Chỉ khi ấy, người học mới đạt đến cảm xúc sâu lắng trong tâm hồn, không gian lớp học trầm lắng, và những ánh mắt chăm chú, đỏ hoe, rưng rưng!

Đ đ kim tra không “gây khó” cho hc sinh

Từ thực tế trên, thiết nghĩ, để đề văn không gây “sốc” cho học sinh khi kiểm tra cần điều chỉnh theo hướng hợp lý sau. Trước hết, cần đến sự thống nhất về cách hiểu các khái niệm tri thức của giáo viên trong tổ bộ môn. Cần lưu ý thêm là, dù chương trình môn học là thống nhất chung, nhưng khi biên soạn, không phải tất cả nhóm biên soạn các bộ sách (gồm 3 bộ) đều giống nhau về quan niệm, cách trình bày các tri thức. Điều này dễ tạo ra sự không thống nhất trong kiểm tra đánh giá, nhất là các kỳ kiểm tra quan trọng. Vì vậy, thiết nghĩ, những khái niệm nào còn mơ hồ, dễ gây ra sự nhầm lẫn, tranh cãi thì phải có tiếng nói chung về cách hiểu và không nên đưa vào làm câu hỏi trong đề kiểm tra đánh giá.

Với thời gian làm bài 90 phút, không nên cho văn bản quá dài. Văn bản cần chọn là các tác phẩm hiện đại, chủ đề gần gũi với lứa tuổi học sinh. Văn bản có nội dung rõ ràng, không cần thiết phải có triết lý sâu sắc, đa tầng nghĩa. Nên chọn các văn bản của các tác giả có tác phẩm được học trong nhà trường là phù hợp nhất. Văn bản nhất thiết phải có ý nghĩa giáo dục, phải rút ra được các bài học cần thiết cho cuộc sống và có tính thẩm mỹ, nghệ thuật.

Về cách yêu cầu, các câu hỏi phần đọc hiểu nhất thiết phải bám sát tri thức ngữ văn theo thể loại của các bài học như thơ, truyện, nghị luận… Các câu hỏi không nên quá khó, cũng không nên quá đơn giản, tăng dần độ khó và số lượng vừa phải. Đặc biệt, cần chú ý đến sự hài hòa giữa phần đọc hiểu và phần làm văn nếu đề kiểm tra có sự tích hợp. Nếu không, ở phần làm văn sẽ có sự trùng lặp ý với phần đọc hiểu. Và chính phần đọc hiểu nhiều khi là gợi ý đáp án cho học sinh làm bài phần làm văn.

Nếu văn bản là của tác giả có học trong chương trình sách giáo khoa thì không cần có chú thích thông tin (tác giả, tác phẩm) thêm vào đề. Còn nếu văn bản của tác giả mới hoàn toàn cần phải có thông tin này đầy đủ, kể cả việc chú giải các từ ngữ khó hiểu.

Trong các lần họp tổ chuyên môn trước đây, một số trường THPT tại TP.HCM cũng kiến nghị chung khi rút kinh nghiệm sau các lần ra đề kiểm tra. Trong đó có đề xuất là ngữ liệu lấy ngoài sách giáo khoa nên phong phú, đa dạng; hạn chế thói quen thụ động chờ học văn mẫu, chép văn mẫu của học sinh. Tuy nhiên, vì học sinh lớp 10 vừa mới tập làm quen với chương trình nên khi đưa ngữ liệu cho các em tự cảm thụ, tự đánh giá, phân tích… thì nên chọn ngữ liệu dễ hiểu, phù hợp với lứa tuổi, tránh ngữ liệu nhiều tầng nghĩa dễ gây hiểu lầm hay suy diễn. Có thể cung cấp thêm cho học sinh đôi nét về tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm để các em dễ dàng tìm hiểu nội dung.

Nên tránh thơ trung đại hoặc những bài thơ mang tính triết lý sâu xa. Cần chọn ngữ liệu ngắn gọn nhưng phải đảm bảo trọn vẹn một nội dung, khái quát được chủ đề; dụng ý nghệ thuật, thông điệp mang tính thẩm mỹ, giáo dục của tác giả được thể hiện rõ ràng qua trích đoạn. Văn bản chọn đưa vào đề phải đảm bảo sự trong sáng về từ ngữ, đề tài nhẹ nhàng, gần gũi, thiết thực. Tránh những vấn đề gai góc, nhạy cảm, vượt quá sự hiểu biết, trải nghiệm, cảm nhận của học sinh lớp 10. Để học sinh viết được bài nghị luận phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của tác phẩm tự sự hoặc kịch thì cần cho các em tiếp cận nhiều ngữ liệu để giúp các em nhận ra đặc trưng thể loại và những điểm cần lưu ý khi phân tích ở mỗi thể loại.

Trn Ngc Tun

Bình luận (0)