Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Triển khai chương trình Giáo dục phổ thông 2018 ở lớp 10: Làm sao tránh tình trạng “bình mới rượu cũ”

Tạp Chí Giáo Dục

Năm hc ti, Chương trình GDPT 2018 s chính thc trin khai bc lp 10. Đưc xem là giai đon giáo dc đnh hưng ngh nghip, hc sinh đưc t chn nhiu môn hc – điu này đt ra nhiu băn khoăn cho các trưng THPT ti TP.HCM.


Vic ch đng, linh hot là điu rt cn thiết khi xây dng, trin khai chương trình mi trong năm hc ti

Nhiu băn khoăn

Năm học 2022-2023, Trường THPT Thủ Đức (TP.Thủ Đức) dự kiến tuyển 12 lớp 10 với khoảng 750 chỉ tiêu, tương đương năm 2021. Tuy nhiên, chiến lược tuyển sinh của trường đến giờ này vẫn đang “gặp khó” khi mùa từ năm học tới học sinh lớp 10 sẽ bắt đầu học Chương trình GDPT 2018. Phó Hiệu trưởng Võ Thanh Toàn chia sẻ, thời điểm này các thông tin về chương trình mới như chuyên môn, nội dung chương trình đều đã được giáo viên nắm vững và ra sức bồi dưỡng. Tinh thần của chương trình cũng được giáo viên tiếp thu, đổi mới trong một số tiết học hiện hành theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh nên chắc chắn giáo viên không khó khăn về phương pháp. Dù vậy, cái khó nhất của nhà trường là “đầu vào” khi chưa hình dung được cách thức tuyển sinh theo chương trình mới như thế nào, có gì khác so với tuyển sinh đã thực hiện theo chương trình hiện hành hay không, việc phân bố sắp xếp thậm chí là tuyển dụng giáo viên ở các môn tự chọn ra sao.

Trong Chương trình GDPT 2018, bậc THPT được xem là giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp. Ngoài các môn học bắt buộc (toán, văn, ngoại ngữ 1, giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng và an ninh), chương trình chia các môn học còn lại thành 3 nhóm môn lựa chọn: KHXH (lịch sử, địa lý, giáo dục công dân), KHTN (vật lý, hóa học, sinh học), nhóm môn công nghệ và mỹ thuật (công nghệ, tin học, mỹ thuật – âm nhạc). Học sinh sẽ chọn 5 môn học từ 3 nhóm trên, mỗi nhóm chọn ít nhất 1 môn. Phó Hiệu trưởng Võ Thanh Toàn băn khoăn, khi phân các nhóm môn tự chọn thì nhà trường sẽ công khai trước thời điểm tuyển sinh 10 hay tuyển sinh xong học sinh mới tự chọn.

“Nếu thực hiện tuyển sinh xong mới để học sinh chọn môn học tự chọn thì nhà trường sẽ rất khó sắp xếp giáo viên, nhất là các môn như mỹ thuật, âm nhạc. Ngoài ra, nếu trong cùng một nhóm môn tự chọn, giả sử có tới 80% học sinh chọn 1 môn, 20% học sinh chọn 2 môn còn lại thì nhà trường cũng không thể đủ giáo viên đã sắp xếp”, thầy Toàn phân tích.

Từ phân tích này, ông Toàn đặt câu hỏi, với các giáo viên không được học sinh lựa chọn thì nhà trường sẽ sắp xếp thế nào, giáo viên bộ môn được học sinh chọn nhiều thì sẽ sao.

Tương tự, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Bùi Thị Xuân (Q.1) Nguyễn Hùng Khương đánh giá, việc xây dựng các nhóm môn học tự chọn đang khiến nhà trường, giáo viên có chút băn khoăn, đặc biệt khi hàng năm, tỷ lệ học sinh chọn ban KHTN luôn chiếm ưu thế.

Lấy ví dụ, năm học tới trường tuyển sinh 15 lớp 10. Hàng năm, số học sinh này sẽ có khoảng 10 lớp các em theo ban KHTN, 5 lớp còn lại theo KHXH.

Như vậy, nếu không có sự sắp xếp ngay từ đầu trong tuyển sinh thì khi học sinh vào trường một là nhà trường có thể thiếu nhân sự, hoặc là dư thừa nhân sự. Còn nếu giả sử ngay trước thời điểm tuyển sinh nhà trường công khai về chương trình giáo dục của trường bao gồm các môn tự chọn thì liệu có được không?.

Trưng hc cn ch đng, linh hot thc hin

Chương trình GDPT 2018 ở bậc lớp 10 ngoài việc xuất hiện các môn học tự chọn còn có sự xuất hiện của các môn học mới như mỹ thuật, âm nhạc, ngoại ngữ 2. Tại TP.HCM, ngoại ngữ 2 đã được 1 số trường thực hiện trong chương trình giáo dục nhà trường ở chương trình hiện hành.

Tuy nhiên, khó khăn về giáo viên đang là khó khăn nhãn tiền ở hầu hết các trường THPT khi triển khai chương trình mới. Nếu như không có sự điều chỉnh hoặc tư duy trong công tác tuyển sinh ngay từ bây giờ thì việc thực hiện chương trình khó tránh khỏi “bình mới rượu cũ”.

Cô Bùi Minh Tâm (Hiệu trưởng Trường THPT Lương Thế Vinh) chia sẻ, trường đang tính toán đề án tuyển sinh lớp 10 của trường trong năm học tới, trong đó có thể sẽ mạnh dạn thông tin và công khai trên trang web, fanpage của trường để phụ huynh nắm rõ trước khi có nguyện vọng vào trường.

“Chắc chắn trường sẽ không thể nào giảng dạy ngoại ngữ 2 theo nguyện vọng của học sinh bởi không có giáo viên, mà chỉ có thể xây dựng chương trình ngoại ngữ 2 theo cái mà trường có thể thực hiện được. Vì thế, điều này nhà trường phải công khai từ đầu để phụ huynh, học sinh nắm rõ”.

Hiêu trưởng Bùi Minh Tâm phân tích thêm, nếu không công khai thì với các bộ môn tự chọn trường sẽ đứng trước bài toán môn thừa, môn thiếu, không thể cân đối được.

Hiệu trưởng một trường THPT nổi tiếng tại TP.HCM cũng cho biết, trường dự kiến sẽ công khai ngay từ đầu số lớp 10 KHTN, KHXH, môn ngoại ngữ 2 và mỹ thuật, âm nhạc. Những công khai này được xây dựng dựa trên đặc thù số giáo viên nhà trường đang có, thuận lợi, khó khăn nhà trường đang gặp phải để việc thực hiện chương trình mới được hiệu quả nhất, theo đúng với mục tiêu mà chương trình đặt ra.


Nhiu trưng THPT ti TP.HCM băn khoăn khi thc hin chương trình mi

“Hàng năm, tại trường số học sinh lựa chọn KHTN vẫn chiếm ưu thế. Giáo viên ở các bộ môn KHTN cao hơn nhiều so với KHXH, thậm chí ở một số môn còn gấp đến 4 lần. Trên đặc thù này, trường công khai trước để chủ động về đội ngũ, linh hoạt triển khai chương trình, từ đó cũng lựa chọn được đúng học sinh phù hợp theo đúng mục tiêu giáo dục định hướng nghề nghiệp mà chương trình hướng tới”, hiệu trưởng này chia sẻ.

Theo hiệu trưởng này, Chương trình GDPT 2018 đã giao quyền chủ động cho từng nhà trường thực hiện. Do vậy, nếu không có sự linh hoạt và chủ động từ phía từng nhà trường trong xây dựng chương trình, chuẩn bị sẵn sàng chương trình thì sẽ khó tránh khỏi tình trạng “bình mới rượu cũ”. “Mang tiếng” là được tự chọn song thực chất lại là phân ban như cách thức hiện nay vẫn được các trường THPT thực hiện.

“Chương trình GDPT 2018 không quá khó về mặt năng lực của giáo viên bởi thực tế, việc đổi mới phương pháp giảng dạy; tiếp cận theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh; trao quyền để học sinh tự học, tự nghiên cứu… vẫn đang được nhiều trường THPT thực hiện trong chương trình hiện hành. Cái khó đó là sự chủ động để phù hợp với đặc thù của từng trường, tạo sự an tâm cho đội ngũ mà vẫn phát huy được thế mạnh của trường…”, hiệu trưởng này nhấn mạnh.

Yến Khương

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)