Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Triển khai và thực hiện Nghị quyết 98: Cần sự đồng hành của người Việt Nam ở nước ngoài

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Vi thế mnh ca cng đng ngưi Vit Nam c ngoài (NVNƠNN), kiu bào có th tham gia, đóng góp trí tu và ngun vn cho TP.HCM trên các lĩnh vc. Đc bit, TP cn s ng h, đng hành trong vic t chc tuyên truyn, trin khai và thc hin Ngh quyết 98 v thí đim cơ chế, chính sách đc thù phát trin TP.HCM mà Quc hi va ban hành.


Các doanh nhân, doanh nghip kiu bào mong mun đưc cùng chính quyn TP thc hin có hiu qu Ngh quyết 98

Kiu bào – cu ni thu hút đu tư vào TP.HCM

Theo Phó Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Hồ Hải, Nghị quyết 98 của Quốc hội là động lực quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc khơi thông nguồn lực, phát triển đúng với vai trò đầu tàu kinh tế, đóng góp cho sự phát triển chung của cả nước. TP.HCM luôn nhận thức vai trò rất lớn của các doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam ở trong và ngoài nước, nhất là NVNƠNN để quảng bá, giới thiệu, truyền thông đến với bạn bè quốc tế các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước nói chung, của TP.HCM nói riêng, đặc biệt là Nghị quyết 98 để các hội đoàn, hiệp hội doanh nghiệp, chuyên gia, trí thức, doanh nhân NVNƠNN ủng hộ, đồng hành cùng TP.HCM trong việc tổ chức tuyên truyền, triển khai và thực hiện.

“Thông qua cầu nối của các chuyên gia, trí thức, doanh nhân, doanh nghiệp NVNƠNN để kết nối, thu hút các định chế tài chính và tập đoàn kinh tế quốc tế quan tâm tìm hiểu, xúc tiến đầu tư vào TP.HCM”, Phó Bí thư Thành ủy TP nói.

Hiện TP.HCM có khoảng 3.000 doanh nghiệp do kiều bào đầu tư với số vốn hơn 45 nghìn tỷ đồng. TP đang thu hút hơn 400 trí thức kiều bào về làm việc dài hạn, gần 200 trí thức tham gia hợp tác nghiên cứu trong các lĩnh vực về GD-ĐT, khoa học công nghệ… TP cũng là địa phương có lượng kiều hối gửi về hàng năm chiếm khoảng 50% tổng lượng kiều hối trên cả nước. Năm 2022, kiều hối về TP lên đến hơn 6,8 tỷ USD.

Ông Mai Phan Dũng – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước NVNƠNN – cho biết, cộng đồng NVNƠNN được đánh giá sẽ tiếp tục phát triển về lượng và chất, dự kiến có thể lên đến 10 triệu người trong thời gian tới. Do vậy vẫn còn rất nhiều dư địa để TP.HCM tiếp tục triển khai công tác thu hút nguồn lực kiều bào tham gia phát triển TP.

Với thế mạnh đã nêu của cộng đồng NVNƠNN, kiều bào có thể tham gia, đóng góp trí tuệ và nguồn vốn cho TP trên các lĩnh vực: góp ý, hiến kế xây dựng các chính sách để hoàn thiện hơn nữa khung pháp lý theo hướng hiện đại, tạo môi trường cho các dự án đổi mới sáng tạo, nghiên cứu và phát triển; tham gia vào các dự án đổi mới sáng tạo, nghiên cứu phát triển, chuyển giao kinh nghiệm và công nghệ giúp TP làm chủ các phát minh đột phá trong các lĩnh vực kinh tế xanh, kinh tế bền vững.

Kiu bào mong có cơ chế phù hp hơn

Nhiều doanh nhân kiều bào cho rằng, chỉ thị của Thành ủy, nghị quyết của HĐND và kế hoạch của UBND TP triển khai thực hiện Nghị quyết 98 rất toàn diện và cụ thể đến từng chi tiết. Tuy nhiên, trong khâu huy động nguồn lực nếu có cơ chế, chính sách ưu tiên, khuyến khích sự đóng góp của kiều bào để tận dụng được kinh nghiệm và chất xám của kiều bào thì sẽ hoàn chỉnh hơn.

Ông Ngô Sỹ Tuyên – Tổng Giám đốc Tập đoàn sơn KOVA, Chủ tịch Hội Doanh nhân Việt Nam tại Malaysia – kiến nghị: “TP nên có cơ chế để cho kiều bào tham gia mua trái phiếu địa phương, trái phiếu xanh, tín dụng xanh, tín chỉ carbon, thị trường mua bán carbon… bằng nguồn kiều hối. Đây chính là kênh thu hút hiệu quả các dòng vốn phục vụ tăng trưởng xanh, thu hút các doanh nghiệp kiều bào triển khai dự án trọng điểm của TP. Các cấp, ban ngành của TP cũng cần đề cao trách nhiệm trong triển khai, chỉ đạo, hướng dẫn và hỗ trợ các doanh nhân, doanh nghiệp kiều bào khi đầu tư vào các lĩnh vực, nhất là các lĩnh vực trọng điểm của TP. Đồng thời quyết liệt trong thực hiện các thủ tục hành chính, tạo hành lang thuận lợi nhất, nhanh nhất cho các doanh nghiệp triển khai và thực hiện dự án”.

6 cơ chế đt phá thu hút nhà đu tư nưc ngoài

Thông tin về các chính sách thu hút đầu tư vào TP.HCM theo cơ chế đặc thù theo Nghị quyết số 98/2023/QH15, Sở Kế hoạch và Đầu tư TP cho biết, có 6 cơ chế quan trọng, mang tính chất đột phá để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Bao gồm: Mô hình phát triển đô thị theo định hướng phát triển giao thông công cộng (TOD); Đầu tư theo phương thức đối tác công tư; Các chính sách thu hút nhà đầu tư chiến lược vào TP.HCM; Các chính sách hỗ trợ hoạt động đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp trong các lĩnh vực ưu tiên của TP; Các chính sách phát triển bền vững; Các cơ chế về phân cấp, phân quyền trong các lĩnh vực.

Trong đó, mô hình TOD cho phép TP.HCM được sử dụng ngân sách địa phương để triển khai dự án đầu tư công độc lập, tức được tách rời các công việc liên quan bồi thường với công việc xây dựng nhằm thu hồi đất, tạo quỹ đất để đấu giá lựa chọn nhà đầu tư thực hiện các dự án đầu tư phát triển đô thị, thương mại, dịch vụ. Đồng thời, để tạo thêm tính khả thi và hiệu quả cho cơ chế này, cho phép TP.HCM (thay vì các cơ quan Trung ương) được quyết định điều chỉnh mật độ xây dựng, chỉ tiêu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đối với khu vực đô thị hiện hữu.

Tương tự, về đầu tư theo phương thức đối tác công tư, cho phép TP.HCM được thực hiện thí điểm cơ chế đầu tư các dự án theo phương thức PPP trong lĩnh vực thể thao, văn hóa; thực hiện đầu tư theo hình thức BOT (xây dựng – vận hành – chuyển giao) đối với một số dự án đầu tư…

Ở góc độ khác, đại diện NVNƠNN cho rằng để tăng cường và phát huy hiệu quả vai trò của doanh nhân, doanh nghiệp kiều bào trong thực hiện Nghị quyết 98, Ủy ban NVNƠNN cần đẩy mạnh công tác thông tin đối ngoại, tuyên truyền nội dung, kế hoạch của UBND TP thực hiện thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM. Nhất là tính “đặc thù”, những ưu tiên, lợi thế của các doanh nhân, doanh nghiệp kiều bào khi đầu tư vào các lĩnh vực mà TP kêu gọi… để các doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam ở các nước trên toàn thế giới nghiên cứu và tham gia.

Ông Nguyễn Ngọc Mỹ – Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) – chia sẻ, VAFIE có nhu cầu một khu đất khoảng 2ha gần khu vực cảng Cát Lái hoặc cảng Hiệp Phước để xây dựng nhà máy. Câu trả lời từ phía các cơ quan chức năng đều rất ủng hộ về mặt chủ trương và chính sách. Tuy nhiên, việc tìm kiếm đất thì phải do chủ đầu tư tự tìm, còn quỹ đất trong các khu công nghiệp đều không còn nữa.

Bà Ngô Phẩm Trân – Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam – Đài Loan – cũng chia sẻ, hai năm trở lại đây, làn sóng các tập đoàn điện tử Đài Loan đầu tư vào Việt Nam tăng nhanh. Tính đến tháng 10-2023, đã có 8 doanh nghiệp điện tử của Đài Loan thông qua hiệp hội đầu tư vào miền Trung và miền Bắc Việt Nam, phần lớn là công nghệ kỹ thuật cao. Dự kiến tháng 12-2023, Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam – Đài Loan sẽ ra mắt Ủy ban hợp tác chip bán dẫn đúng lúc theo chủ trương thu hút đầu tư của Việt Nam. Theo đó, hiệp hội hy vọng tìm hiểu khu công nghệ cao của TP.HCM có những chính sách thu hút đầu tư nào để giới thiệu đến các nhà đầu tư của Đài Loan.

Minh Phương

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)