Sự kiện giáo dục

Triển vọng thị trường tài chính đầu tư khởi nghiệp

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

D báo ngun vn đu tư cho khi nghip (KN) ti Vit Nam tăng trưng mnh vi nhiu thương v ln trong thi gian ti. Đây là cơ hi cho các doanh nghip KN tháo g khó khăn v vn đ phát trin sn phm cũng như m rng th trưng, đóng góp vào s phát trin kinh tế, xã hi.


Các gi
i pháp v s hóa, ng dng trí tu nhân to là nhng lĩnh vc đưc các qu đu tư chú ý

T gi vn thành công…

Điểm lại những năm gần đây cho thấy, vốn đầu tư cho KN từ các quỹ đầu tư trong và ngoài nước tăng kỷ lục. Theo thống kê của Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ – Sihub (Sở KH-CN TP.HCM), trong năm 2020, do tác động của dịch Covid-19, đầu tư KN vào Việt Nam giảm từ 861 triệu USD năm 2019 xuống còn 317 triệu USD (tức giảm 60,1%). Thế nhưng, năm 2021, Việt Nam thu hút đầu tư KN đạt 1,3 tỷ USD, trong đó có khoảng 70% lượng gọi vốn của cả nước đến từ đầu tư KN đổi mới sáng tạo (ĐMST).

Theo ông Huỳnh Kim Tước – Giám đốc điều hành Sihub, đây là con số kỷ lục trong hoạt động đầu tư KN từ trước đến nay tại Việt Nam. Điều đáng quan tâm là phần lớn các thương vụ đều do các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện.

Riêng TP.HCM, đến nay số lượng startup chiếm khoảng 50% cả nước. Lượng vốn đầu tư từ các quỹ đầu tư cũng hiếm đến 70% cả nước, thu hút đầu tư từ các quỹ đầu tư nước ngoài và các quỹ khác vào dự án KNĐMST lên đến gần 1 tỷ USD/ năm.

“Hiện nay gần 100 tổ chức tài chính chuyên đầu tư vào KNĐMST đã có mặt tại TP.HCM. Năm 2022, thị trường tài chính đầu tư cho KN tại Việt Nam sẽ còn lớn hơn nữa, đặc biệt là các lĩnh vực về nông nghiệp sạch, các giải pháp ứng dụng công nghệ mới giải quyết các vấn đề xã hội đang được các nhà đầu tư quan tâm. Tuy nhiên, để thị trường tài chính KN phát triển đúng với tiềm năng thì cũng rất cần những chính sách để kịp thời tháo gỡ rào cản, giúp nhà đầu tư tiếp cận với startup dễ dàng hơn”, ông Tước kỳ vọng.

Chia sẻ tại chương trình gặp gỡ 2022 “Triển vọng đầu tư vào thị trường KNĐMST” do SiHub tổ chức mới đây, các chuyên gia KN đánh giá, mặc dù chịu tác động lớn do dịch Covid-19 nhưng hệ sinh thái KNĐMST của TP.HCM vẫn tăng trưởng vượt bậc. Theo đó, TP đã lọt vào top 100 các hệ sinh thái KNĐMST mới nổi trên thế giới. Điều này khẳng định sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài đến hoạt động KNĐMST của Việt Nam cũng như sự dấn thân của các DN trong nước hoạt động ở các lĩnh vực.

Công nghệ chuỗi khối (blockchain) là một trong những lĩnh vực thu hút đầu tư mạnh và dự báo sẽ tăng trưởng mạnh trong thời gian tới. Thống kê của Công ty tư vấn và nghiên cứu toàn cầu Garner, đầu tư vào công nghệ blockchain của các DN dự báo sẽ đạt gần 16 tỷ USD vào năm 2023, trong khi đó con số này ở năm 2019 chỉ có 2,7 tỷ USD.

Các giải pháp về số hóa, ứng dụng trí tuệ nhân tạo… cũng là những lĩnh vực được các quỹ đầu tư chú ý. Ông Trần Duy Hào – Nhà sáng lập và điều hành StarGlobal 3D – cho biết, StarGlobal 3D vừa gọi vốn đầu tư thành công với 5 tỷ đồng cho 18% cổ phần và 5 tỷ giá trị hợp đồng từ Shark Hưng. StarGlobal 3D là DN khoa học công nghệ chuyên triển khai các giải pháp số hóa 3D/360 đã được Cục Sở hữu trí tuệ Mỹ cấp bằng sáng chế độc quyền.

Bên cạnh các quỹ đầu tư nước ngoài, startup còn có nhiều cơ hội tiếp cận với nguồn vốn từ quỹ đầu tư mạo hiểm trong nước. Theo Sihub, năm 2021, trong số các thương vụ đầu tư, có 12 vụ đầu tư thành công đến từ Think Zone II – Quỹ đầu tư KN trong nước có quy mô lớn nhất Việt Nam. Quỹ này do các tập đoàn, doanh nhân Việt góp vốn với tổng số vốn có thể cam kết đầu tư lên tới 60 triệu USD. Quỹ có tầm ảnh hưởng lớn tại thị trường Việt Nam trong nhiều lĩnh vực như sản xuất nông nghiệp, tài chính, bản lẻ, dịch vụ nhà hàng – khách sạn…

“Có quỹ đầu tư nội địa, các startup đón đầu xu hướng phát triển công nghệ, tạo sản phẩm giúp thay đổi tích cực trong xã hội sẽ có cơ hội tiếp cận với các quỹ đầu tư lên tới 3 triệu USD/startup”, đại diện Think Zone II chia sẻ.

… đến phát hành c phiếu ln đu

Có vốn đầu tư, DN không dừng lại ở phát triển ý tưởng, kết nối và mở thị trường mà còn hướng đến phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO).

Theo các chuyên gia, IPO sẽ giúp DN vừa và nhỏ, DN KN tiếp cận với vốn rẻ hơn nhưng rủi ro rất cao; do đó cần được chia sẻ kinh nghiệm từ cộng đồng KN để hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất.

Ông Nguyễn Ảnh Nhượng Tống – Chủ tịch Tập đoàn Yeah1 – cho rằng, đường đến IPO không dễ dàng với startup mà phải có một quá trình chuẩn bị. Tuy nhiên, các DN vừa và nhỏ, DN KN hoàn toàn có thể đi đến IPO nếu có quyết tâm, chấp nhận một cuộc chơi đầy thách thức. Nếu DN chưa thật sự có điều kiện thì có thể kết nối với các quỹ đầu tư hoặc sáp nhập với các DN lớn. Tuy nhiên, để các DN lớn đón nhận thì trước tiên phải khẳng định được thương hiệu của mình trên thị trường, từ đó đường đến IPO không còn là cuộc chơi cam go nữa.

Bà Trần Nguyễn Phương Nga – DN cung cấp giải pháp công nghệ AI – cho rằng, IPO là mơ ước của nhiều DN nhưng để thực hiện ước mơ này cũng rất gian nan. Bởi hầu hết DN KN hiện nay chủ yếu là DN nhỏ, còn lệ thuộc vào vốn của các quỹ đầu tư.

Nhằm trang bị kiến thức cũng như kinh nghiệm cho các DN KN có khát vọng đi đến IPO, Sihub đã tổ chức các khóa đào tạo IPO thu hút nhiều DN tham gia. “Đến nay, chúng tôi đã tổ chức được 8 khóa đào tạo với 400 DN tham gia. Với đội ngũ giảng viên, doanh nhân, chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư, chúng tôi tin tưởng rằng, DN sẽ tích lũy được kiến thức đủ sâu rộng để chuẩn bị hành trình IPO của mình”, ông Tước kỳ vọng.

Trn Anh

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)