Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Trở lại làng nghề Đam Pao

Tạp Chí Giáo Dục

Tr li Đam Pao – thôn đng bào dân tc thiu s (DTTS) xã Đ Đn, huyn Lâm Hà (Lâm Đng), chúng tôi bt gp nhng ni rng r trên gương mt sm nng ca ngưi dân nơi đây. Khó khăn, đói nghèo đã “nhưng ch” cho mt làng ngh – làng du lch đang phát trin mnh.

Du khách nưc ngoài rt yêu thích sn phm th cm dân tc thiu s

Hiu qu ca mt đ án

Nhằm bảo tồn và phát triển nghề truyền thống, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân và góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc bản địa, UBND tỉnh Lâm Đồng đã phê duyệt, triển khai đề án “Bảo tồn và phát triển làng nghề tỉnh Lâm Đồng, giai đoạn 2014 – 2016 và định hướng đến năm 2020”.

Trong đề án này, thôn Đam Pao là buôn DTTS đầu tiên của huyện Lâm Hà được chọn triển khai. Sau 3 năm thực hiện dự án, làng nghề có truyền thống lâu đời của thôn Đam Pao đang được phục hồi.

Dệt thổ cẩm không đơn thuần chỉ là nghề truyền thống để mưu sinh mà là giá trị văn hóa gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của buôn làng người DTTS nơi đây. Dù rằng, qua thời gian với khó khăn về “đầu ra” của sản phẩm thổ cẩm đã làm cho nghề dệt thổ cẩm thôn Đam Pao có nguy cơ “xóa sổ”; Song, với ý thức gìn giữ và lưu truyền nghề truyền thống của tổ tiên, những nghệ nhân lớn tuổi của buôn này vẫn miệt mài dày công truyền lại cho con cháu. Nhờ đó, đến nay, Đam Pao là buôn làng duy nhất trong cộng đồng các DTTS ở huyện Lâm Hà còn giữ được nét đặc trưng của một làng nghề dệt thổ cẩm truyền thống.

Già làng Kơ Să Ha Đông, thôn Đam Pao cho biết: “Ngày xưa, thổ cẩm là thứ rất quan trọng đối với người DTTS; nó không chỉ để sử dụng trong sinh hoạt gia đình mà còn là vật phẩm quý giá trong lễ cưới hỏi, vật trao đổi trong đời sống của dân làng…”.

Ông Nguyễn Minh Thu, Trưởng thôn Đam Pao chia sẻ: “Khi thôn được quy hoạch thành “Làng nghề truyền thống”, nghề dệt thổ cẩm được phục hồi nhanh chóng. Trước đây, cả thôn chưa tới 100 hộ đồng bào dệt thổ cẩm và cách làm nhỏ lẻ, manh mún do sản phẩm không bán được, đến nay, “đầu ra” cơ bản được giải quyết nên đã thu hút hơn 400 hộ cùng nhau sản xuất, làm cho làng nghề sôi động hẳn lên….”.

Làng du lch

Từ một buôn làng quạnh quẽ, ba năm trở lại đây thôn Đam Pao trở nên nhộn nhịp bởi hàng ngày có nhiều khách du lịch khắp nơi tìm về, nhất là người nước ngoài. Khách nước ngoài rất ưa thích khám phá, trải nghiệm các loại hình du lịch dã ngoại, du lịch vườn… Mặt khác, thôn Đa Pao nằm trên tuyến Quốc lộ 27 – nối Lâm Đồng với tỉnh Đắk Lắk, do đó, khi làng nghề dệt thổ cẩm này được giới thiệu nhanh chóng trở thành “địa chỉ” hấp dẫn đối với đông đảo du khách quốc tế…

Phòng trưng bày các sn phm làng ngh thôn Đam Pao

Chủ tịch UBND xã Đạ Đờn – Hoàng Sỹ Lĩnh cho biết, để đảm bảo du lịch phát triển bền vững, ngoài được đầu tư kinh phí bảo tồn và phát triển làng nghề, thôn Đam Pao còn được hỗ trợ lắp đặt hệ thống đèn chiếu sáng đường làng, ngõ xóm tất cả các con đường đi lại trong thôn đã được bê tông hóa thoáng rộng, sạch đẹp.

Có th nói, “Du lch làng ngh” đã thi mt lung gió mi vào thôn ngưi đng bào DTTS. Ngoài nim vui có công ăn vic làm, tăng thu nhp cho ngưi dân tc bn đa, nó còn góp phn bo tn và phát trin ngh truyn thng lâu đi, nét sinh hot văn hóa đc trưng ca cng đng DTTS tnh Lâm Đng.

Khách du lịch khi đến tham quan làng nghề dệt thổ cẩm thôn Đam Pao được trải nghiệm với đời sống lao động của nhân dân, cùng hái cà phê chín trong các vườn, học dệt thổ cẩm và được người dân rất hiếu khách mời thưởng thức các món ăn truyền thống của người DTTS bản địa. Những món ăn tươi ngon, lạ, hương vị độc đáo mà có lẽ nhiều người lần đầu tiên mới được nếm như: cá suối nướng, cháo lá bép, đọt măng rừng nướng than, canh rau rừng …đặc biệt, món cà đắng nấu với da trâu nổi tiếng của người Kơ Ho.

Bà Bon Jang KaGát, nghệ nhân với trên 40 năm gắn bó với nghề dệt thổ cẩm thôn Đam Pao rất nhiệt tình giới thiệu cho du khách từng dụng cụ (dịch từ tiếng dân tộc Kơ Ho) liên quan đến nghề dệt thổ cẩm đặt trong gian nhà mình, từng bước và cách thức để dệt thành một tấm thổ cẩm. Bà cười tươi: “Mình vui cái bụng lắm, những năm trước mình thường ngồi dệt một mình, dệt xong cũng không bán được. Bây giờ thì vừa dệt vừa nói chuyện với khách, bày chỉ cho khách, dệt có người xem và có người mua nên vui lắm!”.

Về Đam Pao hôm nay, du khách không còn thấy lạ cảnh các bà, các chị và nhiều thiếu nữ 13 – 15 tuổi cần mẫn, say sưa bên khung dệt, ánh mắt sóng sánh niềm vui với về những sản phẩm do mình và dân tộc mình làm ra. Bon Yor KaSiêng (14 tuổi) ở thôn Đam Pao khoe: “Em được bà ngoại và mẹ dạy nghề dệt thổ cẩm từ hồi 10 tuổi. Em thường tranh thủ các dịp nghỉ hè giúp gia đình dệt thổ cẩm để bán cho khách du lịch. Em mong muốn nghề dệt thổ cẩm truyền thống của buôn làng em phát triển…”.

Cuối năm 2016 vừa qua, bà con thôn Đam Pao hết sức vui mừng khi “Phòng trưng bày các sản phẩm làng nghề” được khai trương. Tại đây, trưng bày nhiều loại sản phẩm được các nghệ nhân dệt nên từ tình yêu và những đôi bàn tay cần mẫn, khéo léo đã thu hút đông đảo khách du lịch dừng chân, mua sắm.

Bài, nh: Thanh Dương Hng

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)