Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Trò quê dùng ngoại ngữ đón khách Tây

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

“Thc tế nhiu hc sinh vùng nông thôn rt thit thòi trong vic hc tiếng Anh, chưa k đôi khi phương pháp hc còn b “đóng khung” khiến các em mt đi cơ hi tiếp cn và phát huy năng lc ngoi ng này. Tìm phương pháp đ giúp các em trau di ngoi ng và k năng là lý do CLB Tiếng Anh ca nhà trưng đưc thành lp”, thy Hoàng Văn Quc, Hiu trưng Trưng THCS Hi Tân (Hi Lăng, Qung Tr) bc bch.

Thy trò Trưng THCS Hi Tân đón khách nưc ngoài đến giao lưu tiếng Anh

Làm mi mô hình cũ

Sân trường THCS Hải Tân từ đầu năm học 2017-2018 trở nên rộn rã vào mỗi buổi chiều. Không chỉ học sinh, nhiều giáo viên mà đích thân Hiệu trưởng nhà trường cũng có mặt tham gia cùng các em giao lưu với các vị khách nước ngoài để nâng cao khả năng tiếng Anh. Thầy Hoàng Văn Quốc hồ hởi bấm đốt ngón tay: “Tính tới nay thầy trò nhà trường đã đón vị khách nước ngoài thứ 12 về trường giao lưu với CLB Tiếng Anh của trường”.

Dẫn khách đi một vòng quanh sân trường, tham quan phòng truyền thống cũng là nơi sinh hoạt của CLB Tiếng Anh “Học mà chơi – Chơi mà học”, vị Hiệu trưởng vốn là dân chuyên sinh trò chuyện với học trò của mình bằng tiếng Anh thứ thiệt. “Muốn trò thích tiếng Anh thì thầy phải là người nêu gương. Mình khuyến khích các em nói tiếng Anh mà mình không thể chuyện trò, tâm tư với chúng bằng tiếng Anh thì làm sao giúp các em yêu mến môn học được”, thầy Quốc nói. Với ý nghĩ đó, thầy Quốc luôn có mặt trong các tour đi trải nghiệm thực tế cùng học trò, cũng cùng trò cầm bút nắn nót những từ mới và kiên nhẫn học cách phát âm, bắt chuyện với khách nước ngoài để nâng cao kỹ năng giao tiếp.

Thầy Quốc bộc bạch, trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0, muốn có vị trí công việc, yếu tố cần thiết là phải biết tiếng Anh. Nhưng nếu đợi đến cấp 3 hay ĐH, trò mới bắt đầu thì sẽ quá muộn, vì vậy nhà trường luôn chú trọng bồi dưỡng cho các em kiến thức nền của môn học này. “Thực tế, nhiều học sinh học THCS, thậm chí lên THPT vẫn rất ít em có khả năng giao tiếp tiếng Anh. Phần vì điều kiện học tập, phần khác các em thiếu tự tin khi giao tiếp, đặc biệt là với người nước ngoài, thiếu môi trường giao tiếp, chưa tìm thấy phương pháp phù hợp, trong khi nội dung học ở trường chủ yếu thiên về ngữ pháp, từ vựng”, thầy Quốc phân tích.

Hiu trưng Hoàng Văn Quc trò chuyn bng tiếng Anh vi hc trò

Để giúp học sinh, năm 2016, Ban Giám hiệu nhà trường quyết định thành lập CLB Tiếng Anh để hỗ trợ học sinh trong việc học. Đích thân Hiệu trưởng làm Chủ nhiệm CLB, cùng với hai giáo viên dạy tiếng Anh và chị Nguyễn Thị Hải Oanh – người sáng lập Amazing English Tour, đưa trò quê đến Huế tìm kiếm môi trường rèn luyện tiếng Anh. Cùng với đó, nhà trường và Ban chủ nhiệm CLB bàn bạc xây dựng đề án thành lập CLB Tiếng Anh ở Trường THCS Hải Tân. Đề án sau đó được UBND huyện Hải Lăng phê duyệt, cấp kinh phí duy trì hoạt động của CLB với tổng trị giá 20 triệu đồng. Cùng với các hoạt động trong sân trường, hàng tuần, tháng, CLB đều kết hợp với tour của chị Hải Oanh đi thực tế ở Huế mang lại hiệu quả rõ rệt. Từ số lượng 40 học sinh tham gia, đến nay CLB đã thu hút hơn 80 em. Định kỳ 3 buổi/tháng trong suốt 9 tháng của năm học CLB tổ chức sinh hoạt. Mỗi buổi các em tham gia thảo luận một chủ đề liên quan đến sở thích như: du lịch, đọc sách, học tập, ẩm thực, âm nhạc, phim ảnh, tình bạn, giáo dục, lịch sử, môi trường, văn hóa… Ngoài ra, CLB thường xuyên tổ chức các cuộc thi hùng biện, thi viết, thi vẽ tranh, nấu ăn và thuyết trình bằng tiếng  Anh tạo sự hứng thú.

Dùng ngoi ng đón khách Tây

Nói thêm v d đnh phát trin mô hình CLB, thy Quc cho biết: “T nhng tín hiu lc quan này, thi gian ti nhà trưng d đnh s tiếp tc xây dng CLB Đc sách, CLB Lch s, CLB Lý Hóa Sinh… “Mong mun ca CLB là có thêm kinh phí đ đu tư t sách hc tiếng Anh, to điu kin cho các em đi thc tế nhiu hơn có nhiu cơ hi tiếp xúc vi ngưi nưc ngoài đ tri nghim”.

Sau hai năm đi vào hoạt động, tham gia tour trải nghiệm thực tế ở kinh thành Huế, đón nhiều vị khách nước ngoài về trường giao lưu, các em học sinh không chỉ nâng cao được khả năng ngoại ngữ mà còn rèn luyện được nhiều kỹ năng khác như tự tin, chủ động hơn. Trong kí ức của Nguyễn Thị Minh Hiệp, học sinh lớp 8A, ngày đầu tiên CLB đón một vị khách người Đức về giao lưu tại sân trường. Khi đến lượt mình đối diện khách để giới thiệu về bản thân, trường học và văn hóa truyền thống quê mình, Hiệp run quên mất cả những điều cần giới thiệu. Mãi đến khi khách mở lời trước, cùng cái bắt tay và nụ cười ấm áp, Hiệp mới bình tĩnh lại. “Trước đây em không nói được tiếng Anh, đứng trước người nước ngoài thì em rất run. Từ ngày tham gia CLB, em thấy tự tin hơn, mạnh dạn trò chuyện với mọi người, không còn run khi thi hùng biện, hoặc trình bày một vấn đề nào đó trước đám đông. Phần khác, để tham gia trải nghiệm, em được các thầy cô hướng dẫn đọc nhiều tài liệu về văn hóa, truyền thống quê hương mình nên biết thêm nhiều kiến thức”. Còn với Hoàng Tấn Phú Quốc, học sinh lớp 8 chia sẻ, tham gia CLB em đã chủ động hơn, tự tin hơn, việc trò chuyện với người nước ngoài cũng dễ dàng hơn.

Chị Hải Oanh – thành viên Ban chủ nhiệm CLB chia sẻ: “Nhiều em từ sự nhút nhát ban đầu đã trở nên mạnh dạn, nói tiếng Anh lưu loát, có em từ một thành viên thụ động của CLB, trò chuyện nhờ sự dẫn dắt của thầy, cô giáo đã tự tin trở thành trưởng nhóm chủ động bắt chuyện với khách. Thành quả ấy chưa phải là cột mốc mong đợi nhưng là bước đầu thành công, ít nhất là đã mang đến một sự tươi mới trong cách học, cách tiếp cận kiến thức cho những học sinh vùng chiêm trũng Hải Tân”.

Bài, nh: Phan Vĩnh Yên

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)