Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Trở thành triệu phú nhờ nuôi thỏ

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Tng tt nghip Trưng CĐ GTVT Đà Nng, có công ăn vic làm đúng chuyên ngành hc ti mt công ty thuc lĩnh vc xây dng, chàng trai 25 tui, Lê Phưc Trung bt ng xin ngh vic, v quê nuôi th trưc s ng ngàng ca ngưi thân, bn bè. Chưa đy mt năm sau, Trung đã chng minh s la chn đúng đn ca mình bng mô hình nuôi th thành công, thu lãi hàng trăm triu đng mi năm…

Lê Phước Trung thành công từ mô hình nuôi thỏ

1.Căn nhà của chàng kỹ sư xây dựng Lê Phước Trung ở thôn Thượng Xá, xã Hải Thượng, huyện Hải Lăng (Quảng Trị) những ngày này có rất nhiều vị khách lui tới. Khách tìm đến mua thỏ giống, học hỏi kinh nghiệm chăm sóc thỏ và thỏa thuận hợp đồng bao tiêu sản phẩm với ông chủ trẻ, một số ít khách tìm đến mua trang thiết bị nuôi gà chọi. Đón khách, gương mặt của ba mẹ Trung – những người nông dân một nắng hai sương đã nở những nụ cười thật tươi thay cho sự lo lắng trước ngày đứa con trai của họ thông báo bỏ việc về quê… nuôi thỏ!

Trung kể, quyết định về quê khởi nghiệp từ thỏ là một quyết định khó khăn. Năm 2013, sau khi tốt nghiệp Trường CĐ GTVT Đà Nẵng, Trung xin được việc làm tại một công ty xây dựng ở Thanh Hóa. Lương thấp, cuộc sống xa nhà đôi khi khiến Trung nản lòng. “Chuyện nuôi thỏ của em cũng là một sự tình cờ. Em rất thích thỏ từ nhỏ. Khi làm việc ở Thanh Hóa, em có thời gian đi công tác ở Hà Nội, rồi tình cờ biết đến Trung tâm Nghiên cứu dê và thỏ ở Sơn Tây, thuộc Viện Chăn nuôi – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Từ đó cứ cuối tuần, em lại đến trung tâm xin cắt cỏ, cho thỏ ăn để học hỏi kinh nghiệm”. Ngày quyết định nộp đơn xin nghỉ việc, về quê nuôi thỏ, bạn bè Trung lắc đầu khuyên can. Ba mẹ ở quê gọi điện cho con giọng rất gay gắt: “Ba mẹ làm nông dân cả đời không giàu nổi. Con ăn học đàng hoàng rồi sao không kiếm việc làm đỡ vất vả tay chân mà lại nuôi mộng làm giàu từ nghề nông?”. Thấy ba mẹ lo lắng, Trung hơi chùng lòng nhưng vẫn kiên định với lựa chọn của mình. “Nhận 3 triệu đồng tiền lương tháng cuối cùng, cộng thêm chút ít dành dụm tổng cộng chưa tới chục triệu đồng, em đặt mua 30 con thỏ giống. Gửi xe khách về tới nhà thì hao hụt còn lại 20 con. Để tiết kiệm chi phí em tự tay đóng chuồng, dựng lán sau vườn, mỗi ngày tự đi cắt rau, cỏ về cho thỏ ăn. Tranh thủ thời gian em tìm tòi đọc thêm tài liệu về kinh nghiệm chăn nuôi thỏ, chọn những kiến thức phù hợp với khí hậu ở quê mình để áp dụng”.

2.Đó là năm 2014. Sáu tháng ròng rã vừa lo lắng, vừa thao thức bên chuồng thỏ, gần 100 chú thỏ con ra đời. Hai tháng sau, trại thỏ của Trung có nguồn thu. Lứa đầu tiên Trung bán đi 50 con thỏ con, nửa còn lại Trung để gầy giống. Thỏ là loài “mắn” đẻ, mỗi năm tới 7, 8 lứa, mỗi lứa gần chục con. Mỗi con thỏ tầm 3 tháng tuổi bán ra thị trường giá khoảng 30 ngàn/mỗi cân. Cứ thế số lượng thỏ nhân lên, thu nhập tăng theo. Trung đầu tư mở rộng thêm trang trại nuôi thỏ. Nỗi lo của Trung và ba mẹ lúc ấy mới thật sự vơi đi nhưng chưa hoàn toàn an tâm. Trung kể: “Mình chăn nuôi ra thành phẩm thỏ nhưng để tìm được đầu ra lúc đó chua lắm. Thời điểm ấy, số lượng nhà hàng có sử dụng nguồn thịt thỏ ở thành phố lớn nhất tỉnh chỉ tính trên đầu ngón tay. Em phải đi tận nơi chào bán, cam kết đảm bảo số lượng. Sau đó khi đời sống kinh tế phát triển, nhà hàng mở ra nhiều hơn, mình cũng đảm bảo được số lượng nên người ta mới tìm đến đặt hàng thường xuyên”.

Trung cho biết, mi tháng t các ngun em xut tm 7 t tht th thành phm đi các đa bàn Đà Nng, Huế, Qung Bình… Trung nhm tính: “Mi năm xut ra th trưng tm 20 tn tht th. Tr chi phí cũng lãi đưc khong 200 triu đng”.

Tìm được đầu ra, trang trại của Trung ngày càng được mở rộng, thời điểm nhiều nhất lên đến 2.000 con. Sau Tết, Trung giữ lại 500 con, trong đó có 100 thỏ mẹ sinh sản để lai giống. Vừa nuôi thỏ thành phẩm, Trung vừa làm cầu nối bao tiêu sản phẩm cho 15 trang trại trên toàn địa bàn tỉnh, chưa kể các chủ nuôi nhỏ lẻ. Không chỉ bao tiêu đầu ra, Trung còn cung cấp giống, sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, và thậm chí đến tận nơi để chỉ cách cho người nuôi thỏ tiêm thuốc, chăm sóc thỏ, cho chủ nuôi nợ vật tư chăn nuôi.

3.Trung cho biết, mỗi tháng từ các nguồn em xuất tầm 7 tạ thịt thỏ thành phẩm đi các địa bàn Đà Nẵng, Huế, Quảng Bình… Trung nhẩm tính: “Mỗi năm xuất ra thị trường tầm 20 tấn thịt thỏ. Trừ chi phí cũng lãi được khoảng 200 triệu đồng”.

Khởi nghiệp từ sự nghi ngại của nhiều người, Lê Phước Trung đã nỗ lực gấp nhiều lần để đem lại thành quả tốt. Không dừng lại ở đó, nhận thấy thị trường nuôi gà chọi ở các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên – Huế cao, trong khi chưa có cơ sở cung cấp trang thiết bị phụ kiện chăn nuôi, Trung mạnh dạn đầu tư cơ sở. Bước đầu chưa ổn định số lượng khách hàng nhưng nguồn thu rất khả quan.

25 tuổi, Lê Phước Trung là minh chứng sống cho tuổi trẻ dám làm, dám vượt qua khó khăn, không chỉ bằng sự nỗ lực, niềm đam mê mà còn cả sự chuyên sâu về kiến thức, am hiểu nhu cầu thị trường, thông minh và nhạy bén. “Không nhất thiết mình phải làm việc gì bởi công việc nào cũng xứng đáng khi mình dành hết tâm huyết cho nó. Cần có bản lĩnh vượt qua “ngưỡng” an toàn trong công việc. Chỉ có tâm huyết và sự quyết đoán mới đem lại thành quả tốt”, Trung bộc bạch.

Bài, nh: Phan Vĩnh Yên 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)