Nhịp cầu sư phạmGương sáng

Trở về từ từ ĐH Harvard

Tạp Chí Giáo Dục

Có cơ hi tiếp xúc vi nhng nn giáo dc tiên tiến trên thế gii, Hunh Hnh Phúc (sinh năm 1986, tt nghip ĐH Harvard) đã t chi li mi làm vic ti Công ty Grab (M) vi mc lương trên trăm triu đng/tháng. Vi quyết tâm v li quê hương đ vá cho bng đưc l hng k năng mm cho hc sinh – điu mà anh đau đáu trong quá trình sng, làm vic và hc tp c ngoài.

Lp hc tri nghim k năng sng ti Tây Ninh

Với một tham vọng mang đến sự bình đẳng, cơ hội học tập, tiếp cận được với nền giáo dục hoàn thiện, tiến bộ, xuất phát điểm như nhau cho mọi trẻ em trên đất nước Việt Nam, “Teach For Việt Nam” (giảng dạy vì Việt Nam) của Huỳnh Hạnh Phúc đã ra đời như thế. Đặt một viên gạch nhỏ trong cố gắng thay đổi, làm một điều gì đó cho nền giáo dục nước nhà.

Hành trình Teach For Vit Nam

“Trẻ em Việt Nam còn quá thiếu những kỹ năng mềm, thiếu định hướng tương lai. Sự bất bình đẳng trong tiếp cận giáo dục hiện hữu rõ rệt giữa trẻ em vùng nông thôn, miền núi với thành thị”. Phúc nói, những điều này mình chỉ nhận ra khi đã đi ra nước ngoài học tập và làm việc. “Hai năm làm việc tại nước ngoài, mình vẫn loay hoay để hòa nhập, để bắt kịp cùng bạn bè thế giới với những kỹ năng như làm việc nhóm, thuyết trình, hình thành tư duy phản biện”.

Từ thiếu hụt của bản thân, nhận thấy mô hình “Teach For America”, một tổ chức phi lợi nhuận về giáo dục của Mỹ ra đời từ năm 1989 có khả năng “Việt hóa” phù hợp để lấp đầy những thiếu hụt đó. Cuối năm 2015, Phúc đột ngột trở về nước, nung nấu thực hiện dự án trong sự ngỡ ngàng, choáng váng của người thân, bạn bè.

“Giáo dục không chỉ đơn thuần cho giáo dục mà còn thay đổi cả một hệ thống, như một hệ sinh thái, từ nguồn nhân lực, kinh tế, chất lượng về an sinh xã hội”. Hai năm ròng rã, Phúc mang điều đó đi gõ cửa từng tỉnh thành từ Bình Định, Gia Lai, Kiên Giang, Tây Ninh, Bình Phước… để giới thiệu về “Teach For Việt Nam”, về ước mơ của mình, về tham vọng về một nền giáo dục bình đẳng, hoàn thiện. “Không một ai hiểu. Họ nói rằng viễn vông, rằng xa vời khi cả một hệ thống giáo dục gồm các chuyên gia đầu ngành cũng không phải một sớm một chiều mà thay đổi được. Thì mình, một đứa non choẹt, tay không bắt giặc thì làm được trò trống gì”.

Năm, sáu tỉnh mới nhận được một cái gật đầu của tỉnh Tây Ninh. “Đã có lúc mình tưởng dự án phải lùi lại một, hai năm. Dù Tây Ninh là một tỉnh cởi mở nhưng cũng phải mất một năm rưỡi từ thuyết phục đến hành động, mình mới nhận được cái gật đầu đó. Khi thuyết phục không được, mình tình nguyện làm tình nguyện viên, từ phiên dịch đến tư vấn về nông nghiệp. Có lẽ chính sự tận tâm đó đã làm mềm lòng các vị lãnh đạo”, Hạnh Phúc trải lòng.

Hunh Hnh Phúc

Song song với đó là hành trình gây quỹ cho dự án. “Mình gõ cửa từng tổ chức. Huy động được nguồn quỹ gần 7 tỷ đồng, từ Đại sứ quán Mỹ, từ các tổ chức doanh nghiệp trong và ngoài nước, từ bạn bè và cả “Teach For America””.

Phúc nói, cũng nhiều xầm xì này nọ. “Vì chẳng ai hình dung ra “Teach For Việt Nam” là gì và mình cũng chưa làm được gì nên những hoài nghi là điều không tránh khỏi”.

Đầu năm 2017, viên gạch đầu tiên của “Teach For Việt Nam” đã được đặt ở Tây Ninh với 32 trường tiểu học, THCS.

Giáo dc xóa nhòa khong cách

Dự án sẽ được triển khai tại tỉnh Tây Ninh trong vòng 2 năm. Hơn một năm nay, là hành trình mỗi tháng 6 lần đi về giữa Tây Ninh và Sài Gòn. “Mình hy vọng dự án sẽ thành công ở Tây Ninh để tiếp tục lan tỏa đến các tỉnh thành khác trên khắp Việt Nam”, Phúc nói.

Các bạn giảng dạy bằng cách nào để thay đổi và xóa nhòa lằn ranh khoảng cách? Hạnh Phúc nói rằng, “Teach For Việt Nam” sẽ xây dựng và phát triển một hệ thống các nhà lãnh đạo trẻ từ nhiều lĩnh vực khác nhau. “Đơn giản là tập hợp được một thế hệ trẻ giỏi về tiếng Anh đi giảng dạy tại các khu vực khó khăn trên cả nước. Như một người giáo viên tiếng Anh bình thường nhưng các bạn được trang bị thêm những kỹ năng, kiến thức để thay đổi phương pháp giảng dạy, truyền đạt cho học trò không chỉ kiến thức mà còn là giá trị sống cốt lõi”, Phúc lý giải.

16 giáo viên đầu tiên gia nhập “Teach For Việt Nam” đang đứng lớp giảng dạy tại tỉnh Tây Ninh là những bạn trẻ có khả năng tiếng Anh. Hơn nửa trong số đó đã từng đi du học, có cả những người là đồng môn từ Harvard, thủ khoa tốt nghiệp ĐH Suffolk… “Để được đứng lớp, các bạn phải trải qua quá trình đào tạo trong vòng một tháng rưỡi từ các chuyên gia nước ngoài về kỹ năng sư phạm, phương pháp giáo dục tích cực. Mình đánh giá rất cao những bạn trẻ nhiệt huyết đó. Các bạn phải vượt qua được thử thách của chính bản thân, từ chối môi trường làm việc thành thị, thậm chí là xuyên quốc gia với điều kiện và mức lương cao để cam kết sống và giảng dạy trong điều kiện còn thiếu thốn. Làm việc toàn thời gian, huy động toàn bộ chất xám với mức lương tài trợ nên không phải nhiều, chỉ khoảng trên dưới 10 triệu đồng/tháng. Nhưng may mắn, các bạn đã theo “Teach For Việt Nam” đến ngày hôm nay”.

Bên cạnh việc giảng dạy bằng chương trình của Bộ GD-ĐT, đội ngũ giáo viên của “Teach For Việt Nam” còn thường xuyên tổ chức những hoạt động ngoại khóa về tiếng Anh cho học sinh để giáo dục các giá trị sống cho các em. Đồng thời trao đổi với phụ huynh, giáo viên trong trường về những phương pháp học tập, giảng dạy tiên tiến.

Hc sinh tnh Tây Ninh hc theo mô hình hc tp mi

“Phải lòng” dự án ngay từ những ngày đầu, Vũ Thị Hồng Nhung (28 tuổi, tốt nghiệp ĐH Ngoại thương, thành viên của dự án) nói rằng, mình nhìn thấy những tiềm năng của “Teach For Việt Nam” có thể mang đến cho trẻ em Việt Nam. “Bất kể xuất thân thế nào, các em đều xứng đáng có những cơ hội học tập như nhau trong một nền giáo dục hoàn thiện. Dù biết là khó, nhưng từng bước một, chỉ cần mọi người trẻ chung tay, chúng ta sẽ mang đến một tương lai tốt đẹp cho mọi trẻ em Việt Nam”.

Hơn một năm triển khai tại Tây Ninh, với Hạnh Phúc, điều anh thấy hạnh phúc nhất chính là thành quả học tập của các em. “Mỗi lần tiếp xúc là một lần mình nhận thấy sự tự tin của các em, cả trong giao tiếp tiếng Anh. Kết quả học tập môn tiếng Anh của các em đều rất khả quan. Còn quá sớm để đánh giá là thành công, nhưng với mình, như thế đã là mãn nguyện để tin rằng mình đã đúng”.

Đỗ Yến Hoa

 

 

Bình luận (0)