Nhịp cầu sư phạmGương sáng

Trò vui là thầy vui!

Tạp Chí Giáo Dục

Trong nhng câu chuyn các cô k, tôi ch thy trong đó… lp lánh nim vui ca hc sinh. Mi ngày, các cô t mình cóp nht nhng nim vui đ có th sng vi ngh. Không cn đưc hc sinh tri ân, tr nghĩa, ch cn đưc nhìn thy các em ln lên, trưng thành, vi các cô đó là “s đáp đn ngt ngào nht”.

Trong danh sách các giáo viên được trao giải thưởng Võ Trường Toản năm 2018, đa phần đều đã đến tuổi về hưu. Cả một đời cống hiến cho giáo dục, tận tụy với những sáng kiến, đổi mới, ở cái tuổi sắp được nghỉ ngơi, các thầy cô vẫn còn lắm những tâm tư…

“Cô Trang teen” ca nhiu thế h hc sinh

Cô Phm Ngc Thùy Trang trong tiết d lp 11B4

Không phải ngẫu nhiên cô Phạm Ngọc Thùy Trang (giáo viên Trường THPT Phạm Văn Sáng, huyện Hóc Môn) là giáo viên môn văn duy nhất trong khối THPT vinh dự được nhận giải thưởng Võ Trường Toản năm nay. Bởi khi nhắc đến môn văn của TP thì không thể không nhắc đến cô. Chính nét dịu dàng, điềm tĩnh nhưng hóm hỉnh trong nghề của cô đã làm say mê bao thế hệ học sinh. “Môn văn rất dễ khiến học sinh cảm thấy oải nếu mình dạy rập khuôn quá. Để các em thích học văn thì mỗi giờ học phải là một câu chuyện. Mà câu chuyện ấy vừa phải gần với cuộc sống của các em, vừa lồng ghép được kiến thức bài học”, cô Trang chia sẻ.

“Văn là phải đi từ đời thực vào và học sinh thời nào mình phải theo thời đó”, đó là quan niệm đã đồng hành cùng cô Trang trong suốt hơn 30 năm đứng lớp. Những năm 1990 của thế kỷ trước, khi chương trình Làn sóng xanh trên sóng phát thanh với Lam Trường, Đan Trường nổi đình đám, cô khéo léo đưa vào trong những giờ dạy của mình, cho học sinh phân tích từ lời bài hát đến phong cách ca sĩ. Khi công nghệ thông tin còn chưa phát triển (những năm 2000), để đưa giáo án điện tử vào giảng dạy, cô cũng mày mò tìm từng bức hình ca sĩ trên báo, scan ra để học sinh không cảm thấy xa vời. Rồi đến thời mà ngôn ngữ teen “lên ngôi” với vi diệu, biết chết liền… là câu cửa miệng của học sinh, cô lại phải đưa mình vào guồng, lấy chính ngôn ngữ đó vào bài học, giải thích cho học sinh biết “từ đó xuất xứ từ tác phẩm nào, nhân vật nào” nhằm mang đến sự bất ngờ. Và đến giờ, dù đã ở cái tuổi nghỉ hưu nhưng khi mạng xã hội, công nghệ số “lên ngôi”, một lần nữa cô lại tập làm bạn với học sinh cả trong đời thực và cuộc sống ảo. Theo đó, cô cũng lập facebook, kết bạn với học sinh. “Không phải khi mình kết bạn là các em đồng ý kết bạn liền đâu. Các em còn phải “thử” mình nhiều lắm. Chỉ khi nào các em tin mình, nhìn thấy sự chân tình, công tâm của mình trong đời thực, lúc đó các em mới chấp nhận cho mình bước vào cuộc sống ảo của các em”, cô Trang chiêm nghiệm.

Cả đời dạy học, cô Trang cho hay cô không sợ gặp học sinh yếu vì yếu mà cố gắng sẽ giỏi. Điều cô sợ nhất là học sinh kiêu ngạo, chủ quan. “Học văn là để sống, để làm người chứ không phải đóng khung vào sách vở. Vì vậy, những câu chuyện cô kể đều mong giáo dục các em kỹ năng sống, sự khiêm nhường, bao dung. Hay đơn giản chỉ là dạy các em biết nói lời cảm ơn, xin lỗi”, cô Trang bày tỏ.

“Cô Trang teen” là cái tên quen thuộc bao thế hệ học sinh dành cho cô, có những em còn gọi cô là mẹ, không ngại kể với cô chuyện nhỏ, chuyện to. “Đó là niềm vui ngọt ngào nhất, sự ưu ái nhất mà nghề giáo đã mang lại cho cô”, cô Trang rưng rưng nói.

Ly nim vui ca tr làm nim vui ca mình

Cô Quách Hoàng Liên H nhy theo nhc cùng các em hc sinh trong lp cô ch nhim

Hơn 11 giờ trưa, tại lớp 2/4 Trường Tiểu học Bình Trị 2 (Q.Bình Tân), 51 học sinh vẫn say sưa học bài. Để thay đổi không khí, Cô Quách Hoàng Liên Hạ (giáo viên chủ nhiệm lớp) gợi ý được bật nhạc. Tiếng nhạc vừa cất lên, những khuôn mặt thơ ngây giãn ra. Và dường như đã quá quen, các em nhanh chóng xếp hàng, uyển chuyển trong điệu nhạc sôi động. “Học sinh tiểu học mới 6, 7 tuổi, các em ham được hoạt động nhiều lắm. Và cũng mau chán nữa. Nên trong giờ học, mình phải cho các em được thư giãn, nhảy nhót…”, đó là bí quyết để cô Hạ “dụ dỗ” các em học sinh trong suốt buổi học.

Trong bí quyết đó còn phải kể đến cách khen thưởng, động viên, phương pháp dạy học đầy sáng tạo của cô để học sinh hợp tác. “Năm nào cũng thế, hơn 50 học sinh ít nhất sẽ có 1-2 em gặp các vấn đề về ngôn ngữ, giao tiếp. Vì vậy, nếu mình khen không khéo, dạy không khéo thì sẽ khiến học sinh giỏi trì trệ, cảm thấy đang bị phí thời gian, còn học sinh yếu lại thấy việc học quá sức, chán nản, không tìm thấy niềm vui trong học tập”, cô Hạ tâm tư.

Theo cô Hạ, với học sinh lớp 1, lớp 2, điều quan trọng trước tiên là làm sao cho các em thích được đi học, yêu thầy cô, yêu bạn bè, trường lớp, thấy niềm vui đến trường. Còn việc học không đánh đồng và bắt buộc học sinh phải giỏi như nhau mà luôn dạy theo năng lực của các em.

Từ quan niệm đó, mỗi ngày, từng chút một, người giáo viên ấy lại cần mẫn đeo bám từng học sinh của mình. Mỗi giờ trưa cô không ngủ mà kể cho học sinh nghe những câu chuyện nhân văn. Và bất kể sự tiến bộ nào của học sinh cũng được cô khen thưởng, từ khen đi học đều, đúng giờ, trong lớp chăm chú nghe giảng… Mỗi lần khen là một ngôi sao, một mặt cười. Sau mỗi tuần, cô lại đổi ngôi sao, mặt cười thành những món quà. “Ngay trong các tiêu chí khen thưởng cũng phải thay đổi để khuyến khích các em thay đổi”, cô Hạ nói.

“Thoáng” trong cách dạy, nhưng cô Hạ lại cực kỳ nghiêm trong việc dạy học sinh tính tự lập. Suốt 26 năm đứng lớp, học sinh lớp cô, em nào cũng biết tự phục vụ bản thân, tự sắp xếp bàn học của mình gọn gàng, tự dọn chỗ ngủ… “Ban đầu phụ huynh “la ó” nhiều lắm vì sợ con mình cực. Mình dùng chính sự thay đổi của các em để tác động đến phụ huynh. Bây giờ nhiều phụ huynh những ngày xa lắc vẫn quay lại cảm ơn mình, nhắc đến mình như một niềm trân trọng”, cô Hạ kể.

Đồng nghiệp thường hỏi cô Hạ làm sao để việc dạy học lúc nào cũng nhẹ nhàng. Với cô, chỉ cần mỗi ngày coi niềm vui của trẻ là niềm vui của mình, làm bạn với trẻ thì mọi điều đều sẽ nhẹ nhàng.

Mong mi tr đưc hc tp, vui chơi như nhau

Cô Nguyn Th Tuyết Loan vui chơi cùng các bé trong trưng

“Mình chỉ mong sao có thật nhiều trường mầm non công lập để mọi trẻ đều được hưởng quyền lợi như nhau, được vui chơi, học tập trong môi trường đúng nghĩa. Chỉ có như thế, các em mới không còn bị bạo hành”, đó là tâm tư của cô Nguyễn Thị Tuyết Loan (Hiệu trưởng Trường Mầm non Mạ Non, huyện Nhà Bè). Hơn 35 năm làm giáo viên mầm non, hơn ai hết, cô Loan hiểu những bức xúc của phụ huynh với nghề giáo. Biết rằng đâu đó vẫn còn những “hạt sạn”, nhưng theo cô Loan, phụ huynh đừng lấy những “hạt sạn” đó để ám ảnh mình, đừng quá đặt nặng vấn đề “cô giáo phải bảo bọc trẻ”.

“Giáo viên mầm non vừa phải làm cô giáo vừa kiêm ca sĩ, họa sĩ, kỹ sư xây dựng, bảo mẫu… Vì vậy phải yêu nghề lắm, yêu trẻ lắm mới theo được”, cô Loan nói. Để nghiệm ra điều đó, chính bản thân cô Loan cũng đã hơn một lần nghĩ đến chuyện bỏ nghề. Đó là khi mới ra trường, công tác tại Nhà trẻ 1/5 (huyện Nhà Bè), cô phụ trách chăm trẻ 4 tháng tuổi, việc “quá trời” từ sáng đến tối mà lương thì bèo bọt, cô đã tính đến chuyện nghỉ ở nhà bán tạp hóa. Nhưng rồi “nhìn trẻ thấy thương”, cô thay đổi suy nghĩ. Lần nữa là khi chồng mất (năm 1999), một mình cô phải chèo chống 2 con nhỏ khi ấy mới 8 tuổi và 2 tuổi. Con trai lớn của cô lại mắc bệnh. “Mình chăm con mình còn chưa được sao chăm được con người”, nghĩ vậy cô đã ngồi viết đơn xin nghỉ việc. “Nhiều đêm trằn trọc không ngủ được. Cứ nghĩ đến khuôn mặt lem nhem nước mắt của lũ trẻ, rồi tiếng bi bô cô ơi…, mình xé đơn, lại quyết định theo nghề”, cô Loan nhớ lại.

Những ngày “bão tố” ấy, cô Loan chỉ biết lấy việc đi dạy làm niềm vui. Ngoài ra, để không phải suy nghĩ nhiều, cô đăng ký học thêm lớp ĐH tại chức. Mỗi cuối tuần đều chở con đi học cùng. Mẹ học trong lớp, hai con tự giữ nhau bên ngoài.

Để “mỗi ngày đến trường đều là ngày vui” của cả cô và trò, cô Loan không yêu cầu trẻ đến lớp phải mặc đồng phục cho các em được thoải mái. Ngay cả trong việc ăn, trẻ cũng được tự mình bài trí bữa ăn, thay đổi bát ăn cơm mỗi ngày. “Khi tạo ra môi trường thoải mái cho trẻ, để trẻ được thỏa sức sáng tạo, chính là tạo môi trường thoải mái cho người giáo viên”, cô Loan quan niệm.

Còn 2 tháng nữa cô Loan về hưu. Với cô, niềm hạnh phúc nhất trong suốt quãng đời dạy trẻ của mình chính là sự tin tưởng của phụ huynh. “Nhiều phụ huynh trước đây từng là học trò cũ của mình, nay lại tin tưởng gửi con cho mình. Đó là sự luân phiên của nhiều thế hệ mà mình là người kết nối”, cô Loan cười mãn nguyện.

Đ Yến

 

 

 

Bình luận (0)