Kinh tế - Giáo dụcNghề nghiệp việc làm

Trong 5 năm sắp tới thị trường lao động ra sao?

Tạp Chí Giáo Dục

Ước tính trong 5 năm tới sẽ có khoảng 40% người lao động cần được đào tạo lại và 94% người đứng đầu doanh nghiệp mong muốn nhân viên có thêm các kỹ năng mới trong công việc.
Người lao động trong bối cảnh hiện nay phải bổ sung nhiều kỹ năng mới nếu không muốn bị đào thải /// MỸ QUYÊN
Người lao động trong bối cảnh hiện nay phải bổ sung nhiều kỹ năng mới nếu không muốn bị đào thải. MỸ QUYÊN
Đó là dự báo mới nhất trong Báo cáo tương lai việc làm do Diễn đàn kinh tế thế giới vừa đưa ra. Thị trường lao động Việt Nam cũng không phải là một ngoại lệ. Báo cáo chỉ ra dịch Covid-19 và tự động hóa lên ngôi khiến công nghệ được doanh nghiệp áp dụng triệt để, dẫn đến tình trạng chuyển đổi công việc và kỹ năng vào năm 2025. Theo đó, máy móc và con người sẽ là lực lượng lao động cân bằng nhau. Vì thế, nếu người lao động không kịp thời thay đổi và bổ sung những kỹ năng thiết yếu thì trong 5 năm tới năng lực làm việc sẽ vô cùng thiếu hụt.
Theo bà Nguyễn Phương Mai, Giám đốc điều hành Navigos Search, các nhân tố khoa học – công nghệ có tác động mạnh nhất tới thị trường lao động trong 5 năm tới chủ yếu xuất phát từ lĩnh vực tự động hóa và công nghệ thông tin.
“Sự phát triển mạnh mẽ của robot hóa/tự động hóa, công nghệ thông tin khiến cho nhóm ngành kỹ sư/kỹ thuật cao và máy tính/công nghệ cao được dự báo tăng trưởng mạnh nhất về nhu cầu nhân lực trong tương lai.
Ngược lại, các công việc có tính chất lặp lại như hành chính thư ký có thể sẽ bị thay thế bởi máy móc. Chúng tôi có cuộc khảo sát tại các doanh nghiệp, thì lãnh đạo doanh nghiệp đều mong muốn trong bối cảnh hiện tại nhân viên của mình phải có các kỹ năng cần thiết như học hỏi tích cực, kiến thức về công nghệ thông tin và truyền thông, quản lý bản thân và người khác, tư duy phản biện, lắng nghe tích cực…
Đặc biệt, các kỹ năng phức tạp hơn như hợp tác với người khác, quản lý con người, trí tuệ cảm xúc, đánh giá và ra quyết định, phân tích hệ thống, giải quyết những vấn đề phức tạp, tư duy định hướng dịch vụ, xử lý sự cố… nhất định người lao động phải bổ sung mới có thể nâng cao sự cạnh tranh”, bà Phương Mai nhìn nhận.
Trong những năm tới, các doanh nghiệp chỉ ra top 3 năng lực quan trọng mà người lao động cần có là độ nhạy bén với vấn đề, sáng tạo và linh hoạt nhận thức. Top 3 kỹ năng cơ bản sẽ trở nên quan trọng gồm học hỏi tích cực, kiến thức về công nghệ thông tin và truyền thông, quản lý bản thân và người khác.
Do đó, theo các chuyên gia, trường ĐH, CĐ, trung cấp muốn sinh viên có kỹ năng phải thiết kế chương trình học đẩy mạnh các bài tập thực tế, qua các tình huống cụ thể, thực hành xác định phát hiện vấn đề và đưa phương án giải quyết….
Theo Mỹ Quyên/TNO

 

Bình luận (0)