Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Trong trái cà tím có gì mà người Nhật rất thích ăn và ăn rất nhiều?

Tạp Chí Giáo Dục

Trái cà tím được cho một kho báu sức khỏe ở ngay trong bữa ăn hàng ngày của gia đình.
Lợi ích của cà tím
Mới đây, chúng ta vừa nói với nhau về tính tương đồng giữa rau trái màu tím và tính sát khuẩn của thuốc tím. Và theo một nghiên cứu gần đây, trong số các loại rau trái màu tím thì trái cà tím đứng hàng đầu vì đem lại cho chúng ta rất nhiều mặt lợi ích về sức khỏe.
Ăn cà tím thường xuyên giúp ngăn ngừa tắc nghẽn mạch máu.
Ăn cà tím thường xuyên giúp ngăn ngừa tắc nghẽn mạch máu.
Trước tiên, cà tím chứa nhiều chất chống oxy hóa nên tác động đến các mạch máu nuôi dưỡng tim giúp bảo vệ cơ thể chống lại các bệnh về tim. Ăn cà tím thường xuyên giúp ngăn ngừa tắc nghẽn mạch máu, nhờ vào hàm lượng vitamin K cao có trong cà. Cà tím đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì hệ thống tim mạch và máu.
Các nghiên cứu tiến hành tại Pháp trong 10 năm qua đã cho thấy cà tím làm giảm lượng cholesterol xấu trong cơ thể, nhưng lưu ý, tác dụng này chỉ đạt được nếu nấu cà tím ở nhiệt độ không quá 200 độ C. Ngoài tác dụng đối với các cholesterol xấu trong cơ thể, cà tím còn bảo vệ trái tim của chúng ta theo những cách khác. Vỏ và thịt của cà tím chứa đầy các flavonoid quan trọng có thể giúp ổn định huyết áp và giảm căng thẳng.
Trong nhiều thế kỷ, nhiều nền văn hóa đã sử dụng cà tím để kiểm soát các triệu chứng của bệnh tiểu đường, và các nghiên cứu gần đây đều khẳng định vai trò này của cà tím. Điều này là do hàm lượng chất xơ cao và lượng carbohydrate hòa tan thấp trong cà.
Cà tím chứa rất ít calo, không chứa chất béo, và lượng chất xơ cao giúp tạo ra cảm giác no. Nếu chế biến nó thành những món ăn hấp dẫn, cà tím sẽ là người bạn tốt của những ai đang muốn ăn kiêng.
Cà tím chứa rất ít calo, không chứa chất béo, và lượng chất xơ cao giúp tạo ra cảm giác no.
Cà tím chứa rất ít calo, không chứa chất béo, và lượng chất xơ cao giúp tạo ra cảm giác no.
Cà tím là một nguồn cung cấp chất xơ dồi dào, giúp tăng cường hệ tiêu hóa và ruột. Ăn cà tím thường xuyên sẽ giúp cho hệ thống tiêu hóa hoạt động bình thường, bảo vệ khỏi táo bón, giúp cơ thể tận dụng hầu hết thức ăn hấp thụ vào và có thể bảo vệ đại tràng khỏi bệnh ung thư. Do có chứa nhiều chất phytonutrient nên cà tím có công năng cải thiện lưu lượng máu chảy vào não, nhưng những chất này chủ yếu chứa trong vỏ của cà tím.
Do đó, quả cà tím càng đẹp thì càng ngon và càng nhiều giá trị dinh dưỡng. Sắt và calci có trong cà tím rất cần thiết cho cơ thể. Cà tím nướng không chỉ là một món ngon mà còn là nguồn cung cấp vitamin đáng kể. Để khuyến khích trẻ con ăn cà tím, chúng ta có thể cho cà vào món pizza, spaghetti, hoặc phích bột chiên.
Những điều cấm kỵ khi ăn cà tím
Cà tím không thể ăn sống
Trước kia, ở một số vùng, người ta thường ăn cà tím sống vì nó rất giòn, lại có cái vị chan chát chấm thêm chút muối mằn mặn thì quả là món ăn chơi khó cưỡng.
Tuy nhiên, thực ra cách ăn này là rất sai lầm. Vì trong cà tím sống có chứa chất độc solanine, một khi chất này vào cơ thể người sẽ gây mê trung tâm hô hấp. Nếu ăn cà tím sống với lượng lớn, hàm lượng solanine càng nhiều thì càng khiến triệu chứng ngộ độc nặng thêm.
Người tỳ vị hư nhược, phụ nữ đến tháng không được ăn cà tím
Cà tím tuy rất ngon và bổ dưỡng nhưng không phải ai cũng thích hợp với nó. Cà tím có tính lạnh, những người bị thiếu hụt khí huyết tỳ vị, dạ dày nếu ăn cà tím sẽ chỉ làm nặng thêm bệnh tình và gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Ở phụ nữ đang đến tháng cũng vậy, khi đó cơ thể sợ nhất là lạnh, nếu ăn cà tím vào thời điểm này cơ thể càng trở nên yếu ớt hơn.
Người mắc bệnh thận nên hạn chế, những người hen suyễn, bệnh dạ dày, lá lách không nên ăn.
Không nên gọt vỏ khi ăn
Không nên gọt vỏ khi ăn
Vỏ cà tím chứa nhiều vitamin P.
Chất dinh dưỡng trong cà tím không chỉ có ở phần thịt quả mà ngay ở phần vỏ cũng rất cao, đặc biệt là hàm lượng vitamin P. Nếu bạn vứt bỏ vỏ của cà tím khi ăn thì điều này đồng nghĩa với việc bạn đã vứt bỏ một nửa lượng vitamin P từ cà tím. Vì vậy, khi ăn cà tím, chúng ta nên giữ nguyên phần vỏ, rửa sạch rồi cứ thế mà chế biến và tiêu thụ.
Không nên kết hợp cà tím và thịt cua
Trong Đông y, cà tím và cua đều là thực phẩm tính mát, sự kết hợp giữa 2 món này có thể gây lạnh bụng, hại cho dạ dày và sẽ dẫn đến tiêu chảy.
Không nên nướng  hoặc chiên cà tím
Cà tím tốt nhất khi nấu canh, ngược lại chế biến bằng cách nướng cà tím trực tiếp trên lửa có thể giảm đến 50% lượng vitamin trong cà tím. Chiên cà tím cũng không được khuyến khích vì cà tím có xu hướng hút rất nhiều dầu, ăn nhiều món này gây tăng cân nhanh.
Không nên tiêu thụ quá nhiều cà tím
Cà tím tốt nhưng không nên lạm dụng bởi chúng có chứa solanine – chất chống được ung thư nhưng lại có thể tác động đến các trung tâm hô hấp, gây ngộ độc nếu ăn nhiều. Đáng nói, chất solanine không tan trong nước vì vậy xào nấu, đun sôi và các phương pháp khác không thể phá hủy được chất này. Bạn có thể ngâm cà tím bằng nước muối trước khi nấu hoặc cho chút giấm vào quá trình chế biến cà tím để thúc đẩy sự phân hủy của solanine.
Theo các chuyên gia, cách tốt nhất để phòng ngừa ngộ độc solanine đó là kiểm soát lượng ăn vào. Nếu mỗi người ăn khoảng 250 gram cà tím/mỗi bữa thì sẽ không gây ra bất kỳ sự khó chịu nào.
NT (theo khoahoc.tv)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)