Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

“Trục xuất” sán dây và ấu trùng sán lợn: Cách nào?

Tạp Chí Giáo Dục

Trong 2 tun qua, Phòng khám chuyên khoa ký sinh trùng ca Vin St rét – ký sinh trùng – côn trùng TP.HCM đã điu tr thành công cho 2 trưng hp nhim sán dây ln. C hai ngưi này đu đến vin sau khi phát hin đt sán “rt ra” khi cơ th.

Sán dây ln dài hơn 5 mét ký sinh  n bnh nhân ti qun 1 đã đưc “trc xut “

“Trc xut” sán dây dài 5,2 mét

Đó là trường hợp của nữ bệnh nhân L.P.T (27 tuổi, ngụ quận 1), sau khi phát hiện một “vật thể lạ” rớt ra khỏi cơ thể qua đường hậu môn, chị đã gói lại cẩn thận và đưa đến Viện Sốt rét – ký sinh trùng – côn trùng TP.HCM vào ngày 19-3-2019. Khai thác tiền sử cho thấy bệnh nhân có triệu chứng đau bụng nhẹ, có vấn đề về đường tiêu hóa, thỉnh thoảng phát hiện nhiều đốt trắng lẫn trong phân khi “đi ngoài”. Sau khi xét nghiệm “vật thể lạ” của bệnh nhân, bác sĩ phòng khám chuyên khoa xác định được “đối tượng” gây bệnh cho bệnh nhân là sán dây trưởng thành. Ngay sau đó, bệnh nhân được uống thuốc xổ. Khoảng 3 giờ sau, bệnh nhân “đi ngoài” cho ra khoảng 20cm sán dây và lần thứ 2 cho ra một con sán dài 5 mét. Bác sĩ Hồ Ngọc Quý (Trưởng phòng khám chuyên khoa, Viện Sốt rét – ký sinh trùng – côn trùng TP) cho biết, để điều trị dứt điểm sán dây, bệnh nhân T. cần uống thêm một liều thuốc xổ sau một tuần (kể từ liều xổ thứ nhất) nhằm tiêu diệt triệt để các đốt sán nếu vẫn còn trong cơ thể người bệnh.

Cũng phát hiện một số “vật thể lạ” màu nâu khi đang thay quần áo vào ngày 5-3, anh V.V.H (22 tuổi, ngụ quận Gò Vấp) đã tìm đến Phòng khám chuyên khoa ký sinh trùng để được giúp đỡ. Theo lời mô tả của anh H., “vật thể lạ” như cục thịt mềm và có màu vàng nâu. Theo tìm hiểu của bác sĩ, bệnh nhân H. có sở thích ăn thịt tái, khoảng 2 tháng trước thường bị rối loạn tiêu hóa, ăn uống khó tiêu. Xét nghiệm cho kết quả dương tính với ấu trùng sán lợn (bệnh lợn gạo Cysticercus Cellulosae). Sau khi uống thuốc, bệnh nhân đã xổ ra một con sán dây có màu vàng nâu, dài hơn 1 mét.

Phòng bnh sán dây và u trùng sán ln

Theo số liệu được báo cáo qua các nghiên cứu và cơ sở điều trị cho thấy ít nhất 55 tỉnh thành có ca bệnh sán dây/ấu trùng sán lợn.

Đối với bệnh ấu trùng sán lợn, khi trứng vào dạ dày sẽ nở ra ấu trùng, đến ruột non. Ấu trùng sau đó xuyên qua thành ống tiêu hóa vào máu và di chuyển đến ký sinh tại các cơ, mắt, não và sẽ hóa nang. Tùy thuộc vào vị trí ký sinh của nang sán mà có những biểu hiện khác nhau. Nếu nang sán nằm trong cơ sẽ được biểu hiện qua những u nhỏ, chắc, kích thước khoảng 1-2cm hoặc bằng hạt đỗ, di động dễ, không ngứa, không đau; nếu nang sán nằm trong não, người bệnh có thể bị động kinh, liệt tay chân hay liệt nửa người, nói ngọng, rối loạn trí nhớ hoặc đau đầu dữ dội; nếu nang sán nằm trong mắt có thể gây tăng nhãn áp, giảm thị lực hoặc mù. Đối với bệnh sán trưởng thành ở ruột, người bệnh ăn phải thịt lợn sống hay chưa chín có chứa các nang sán, khi đến dạ dày ấu trùng sán sẽ thoát nang và bám dính vào ruột non rồi phát triển thành sán dây trưởng thành.

Bác sĩ Trần Văn Dũng (Viện Sốt rét – ký sinh trùng – côn trùng TP.HCM) lưu ý, sán dây lợn hoặc bệnh ấu trùng sán lợn có thể thâm nhập vào cơ thể người khi ăn phải thịt heo có nang sán không nấu chín; ăn phải trứng sán có trong thức ăn, rau sống, nước uống hoặc tay có nhiễm trứng sán đưa vào miệng; hoặc tự nhiễm (do người nhiễm sán trưởng thành bị nôn rồi nuốt đốt sán già trở lại vào dạ dày). Do đó, để phòng ngừa bệnh sán dây lợn, tuyệt đối cần tránh những món ăn được làm từ thịt lợn chưa được nấu chín (như nem thính, nem chua, thịt heo tái, gan tái); luôn sử dụng hố xí hợp vệ sinh; không nuôi heo thả rông (tránh tình trạng ăn phải phân người nhiễm sán); vệ sinh các lò mổ thường xuyên và loại bỏ triệt để những con lợn mang ấu trùng sán. Tương tự, để phòng bệnh ấu trùng sán lợn, thực đơn bữa ăn cần loại bỏ rau sống, không uống nước lã, vệ sinh tay trước và sau khi ăn. Riêng đối với người đã bị nhiễm sán, cần sử dụng hố xí hợp vệ sinh (tránh phát tán phân thải ra môi trường tự nhiên), xử lý những con sán đã được “trục xuất” nhằm ngăn ngừa nguy cơ tái bệnh theo cơ chế tự nhiễm.

Vũ Phương

 

Bình luận (0)