Y tế - Văn hóaThư giãn

Trưng bày 3 tấm ảnh hiếm

Tạp Chí Giáo Dục

 Ba trong số các tác phẩm đầu tiên của người phôi thai cho nghệ thuật nhiếp ảnh thế giới, Joseph Nicéphore Niépce, sẽ được trưng bày tại thành phố Bradford (Anh) từ ngày 20.3 tới, theo The Independent.

View from the Window at Le Gras, tác phẩm nhiếp ảnh vĩnh cửu đầu tiên trên thế giới – Ảnh chụp từ website của Trung tâm nghiên cứu Harry Ransom thuộc trường Đại học Texas (Mỹ)

Joseph Nicéphore Niépce gọi các tác phẩm của mình là heliograph (ảnh mặt trời), lấy gốc từ tiếng Hy Lạp helios (mặt trời) và graphein (ghi chép).
Theo Trung tâm nghiên cứu Harry Ransom thuộc Trường Đại học Texas (Mỹ), Niépce đã “chụp ảnh” bằng cách quét lên bề mặt một tấm thiếc lớp nguyên liệu được gọi là nhựa đường Judea (tên khu vực nằm ở miền nam Palestine cổ), sau đó đặt vào hộp phản quang, rồi cho phơi sáng trong khoảng 8 giờ đồng hồ.
Cuối cùng, khi ông rửa lại tấm thiếc bằng hỗn hợp dầu oải hương và chất sáp trắng chiết xuất từ dầu hỏa, lớp nhựa đường không bị ánh sáng mặt trời hong khô sẽ trôi đi, tạo nên “tác phẩm nhiếp ảnh” hoàn chỉnh.
Tấm ảnh mặt trời vĩnh cửu đầu tiên, View from the Window at Le Gras có kích thước khoảng 16×20 cm, được Niépce “chụp” lại quang cảnh từ ô cửa sổ nhà riêng mang tên Le Gras tại Saint-Loup-de-Varennes (vùng Bourgogne, Pháp) vào khoảng năm 1826 hoặc 1827.
Trưng bày 3 tấm ảnh hiếm - ảnh 2
Chiếc hộp phản quang mà Niépce dùng để "chụp ảnh" – Ảnh chụp màn hình từ website hockartstudios.de
Ông Colin Harding, người phụ trách Bảo tàng Truyền thông quốc gia tại thành phố Bradford (thuộc vùng Tây Yorkshire, miền bắc nước Anh) cho biết hiện nay chỉ còn khoảng 16 tác phẩm “tiền nhiếp ảnh” tương tự được lưu giữ cẩn thận trên thế giới, và việc có thể trưng bày cùng lúc 3 trong số những tác phẩm này được xem là “vô cùng hiếm hoi”.
Theo đó, các tác phẩm, trong đó có ảnh Đức Chúa mang thập giá và chân dung cố Hồng y Georges d’Amboise sẽ được triển lãm tại Bảo tàng Truyền thông quốc gia Anh từ ngày 20.3 tới đây nhân dịp kỷ niệm 250 năm ngày sinh của Joseph Nicéphore Niépce, The Independent cho hay.
Trước đó, 3 bức ảnh trên đã được nhiếp ảnh gia thiên tài Henry Peach Robinson trao lại cho Hội Nhiếp ảnh Hoàng gia Anh vào năm 1924.
Gần đây, người ta bắt đầu nhìn nhận lại vai trò của Niépce đối với nghệ thuật nhiếp ảnh của nhân loại, thậm chí có người cho rằng ông cần phải được công nhận là người đã sáng tạo ra máy ảnh, dù phương pháp ảnh mặt trời của ông không hẳn là một kiểu chụp hình tiện lợi và dễ áp dụng.
Sự công nhận dành cho những đóng góp không thể chối cãi của Joseph Niépce đã khiến Trung tâm Bảo tồn văn hóa Getty (California, Mỹ) và Bảo tàng Truyền thông quốc gia Anh phải "viết lại" lịch sử nhiếp ảnh, vốn được họ công bố năm 2010, theo The Independent.

Joseph Niépce (sau này đổi tên thành Nicéphore) sinh ngày 7.3.1765 tại 

Chalon-sur-Saône (tỉnh Saône-et-Loire, vùng Bourgogne, Pháp) được xem là người đầu tiên sáng tạo ra kỹ thuật nhiếp ảnh.
Từ năm 1829, ông còn là người cùng với Louis Daguerre (18.11.1787 – 10.7.1851) sáng tạo ra phương pháp Daguerre, từ đó phát triển nên chiếc máy chụp ảnh được xem là đầu tiên trên thế giới và công bố vào năm 1839, để rồi nó tiếp tục trở nên thông dụng trong 2 thập kỷ kế tiếp. Tiếc thay, tiếng tăm của Niépce lại không nổi bằng người đồng nghiệp, do ông đột ngột qua đời vì trụy tim vào năm 1833.

Ngoài ý tưởng tiên phong trong lĩnh vực nhiếp ảnh, Niépce còn là người chế tạo ra 

Pyréolophore, động cơ đốt trong đầu tiên của nhân loại, theo The Independent.
Theo TNO

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)