Hội nhậpThế giới 24h

Trung Quốc đạt đột phá về công nghệ 6G

Tạp Chí Giáo Dục

Trung Quốc vừa tiến hành truyền dẫn không dây theo thời gian thực lần đầu tiên đối với công nghệ 6G, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong quá trình phát triển thế hệ kế nhiệm của mạng 5G

Theo báo South China Morning Post, một nhóm nghiên cứu từ Viện Số 2 của Tập đoàn Khoa học và Công nghiệp Hàng không Vũ trụ Trung Quốc vừa tiến hành truyền dẫn không dây theo thời gian thực lần đầu tiên đối với công nghệ 6G, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong quá trình phát triển thế hệ kế nhiệm của mạng 5G. Cuộc thử nghiệm đã sử dụng công nghệ mô-men xung lượng quỹ đạo terahertz.

Terahertz đề cập dải tần số từ 100 GHz đến 10 THz trong phổ điện từ. Do có tần số cao hơn nên giao tiếp terahertz có thể mang nhiều thông tin hơn, với tốc độ truyền dữ liệu nhanh hơn và an toàn hơn, kể cả trong môi trường quân sự phức tạp.

Các nhà nghiên cứu đã sử dụng một ăng-ten đặc biệt để tạo ra 4 kiểu chùm tia khác nhau ở tần số 110 GHz. Với những mẫu đó, họ đạt được khả năng truyền không dây theo thời gian thực với tốc độ 100 gigabit/giây trên băng thông 10 GHz, giúp tăng đáng kể hiệu quả sử dụng băng thông.

Trung Quốc đạt đột phá về công nghệ 6G - Ảnh 1.

Một triển lãm công nghệ của Tập đoàn Khoa học và Công nghiệp Hàng không Vũ trụ Trung Quốc. Ảnh: China Daily

Tuy nhiên, mật độ thông tin cao hơn thường đồng nghĩa với nhiều tiếng ồn hơn. Trải nghiệm truyền thông terahertz làm tăng nguy cơ mất tín hiệu và suy yếu trên khoảng cách lớn hơn. Thách thức đó được giải quyết nhờ công nghệ mô-men xung lượng quỹ đạo (OAM), bổ sung thông tin trong sóng điện từ.

Bằng cách sử dụng OAM, nhiều tín hiệu có thể được truyền đồng thời trên cùng một tần số mà không bị nhiễu, cho phép khả năng truyền dữ liệu lớn hơn và tốc độ truyền được cải thiện.

Điểm đột phá khác là công nghệ backhaul (giúp kết nối giữa trạm trung tâm và trạm từ xa) không dây, tức không còn phụ thuộc vào các tuyến cáp quang tốn kém và phức tạp, nhất là trong bối cảnh số lượng trạm gốc sẽ còn tăng lên trong kỷ nguyên 5G/6G.

Báo cáo từ nhóm nghiên cứu cho biết: "Trong tương lai, công nghệ này cũng có thể được áp dụng cho các trường truyền dẫn băng thông rộng tầm ngắn, hỗ trợ liên lạc tốc độ cao giữa tàu đổ bộ lên mặt trăng và sao Hỏa, các tàu vũ trụ khác và trong chính các tàu vũ trụ". 

Theo Anh Thư/NLĐO

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)