Khoa học - Công nghệPhát minh khoa học

Trung Quốc dự kiến ra mắt Trạm không gian Tiangong tương tự như ISS vào năm 2020

Tạp Chí Giáo Dục

Trạm không gian Tiangong hay Thiên Cung của Trung Quốc, dự kiến ra mắt vào năm 2022, được trông đợi sẽ tuân theo các tiêu chuẩn tương tự như Trạm vũ trụ quốc tế (ISS), mở cửa cho các phi hành gia nước ngoài.
Trạm vũ trụ Thiên Cung sẽ cho phép Trung Quốc có phòng thí nghiệm không gian.
Trạm vũ trụ Thiên Cung sẽ cho phép Trung Quốc có phòng thí nghiệm không gian.
Lớn hơn so với trạm không gian Mir Nga 140 tấn, Thiên Cung sẽ bao gồm một mô-đun lõi và hai cabin phòng thí nghiệm, đủ lớn để chứa 3 đến 6 phi hành gia. Cả trạm không gian ISS và Mir đều đã là nơi dừng chân của các phi hành gia quốc tế
Ông Zhang cho biết, Thiên Cung sẽ cho phép Trung Quốc có phòng thí nghiệm không gian để thực hiện các thí nghiệm khoa học liên tiếp.
Trạm không gian này cũng sẽ được trang bị Kính thiên văn khảo sát khái quát, có độ phân giải cao bằng Kính viễn vọng Không gian Hubble. Khái quát được sử dụng để mô tả các quan sát cung cấp một cái nhìn rộng về một chủ đề tại một thời điểm cụ thể
Tiangong cũng sẽ bao gồm hai mô-đun cabin phòng thí nghiệm với môi trường áp lực để thực hiện thí nghiệm trọng lực nhỏ và rơi tự do.
Công ty này với tên gọi Công nghệ Vũ trụ Xanh Bắc Kinh, đang lên kế hoạch hoàn thành các thử nghiệm mặt đất cho tên lửa methane oxy lỏng cỡ trung vào năm 2019. Theo Asia Times, chuyến bay đầu tiên dự kiến ​​sẽ diễn ra vào năm 2020.
HT (theo khoahoc.tv)

Bình luận (0)