Hội nhậpThế giới 24h

Trung Quốc lập kế hoạch bảo vệ đập Tam Hiệp

Tạp Chí Giáo Dục

Trung Quốc vừa công bố kế hoạch bảo vệ đập Tam Hiệp, tận dụng các di sản và hiện vật được khai quật ở khu vực đập dọc theo sông Dương Tử.
Đập Tâm Hiệp xả lũ ngày 19.7.2020.
Theo tờ China Daily, kế hoạch năm 2023-2035 tập trung chủ yếu vào việc bảo vệ các di tích và môi trường xung quanh đập Tam Hiệp, đồng thời chỉ định một khu vực bảo vệ rộng 57.500 km2 bao gồm 26 quận và huyện của thành phố Trùng Khánh và tỉnh Hồ Bắc, nơi có đập Tam Hiệp.
Kế hoạch nêu rõ rằng đến năm 2025, nỗ lực lớn hơn sẽ được thực hiện để khôi phục các di sản và hiện vật, bảo vệ đúng cách và sử dụng hiệu quả.
Đến năm 2035 sẽ đạt tiến bộ đáng kể, với một cơ chế bền vững được thiết lập để bảo vệ và sử dụng các di tích và hiện vật, đồng thời di tích cổ sẽ được tích hợp thành công với du lịch và các nỗ lực bảo tồn môi trường quốc gia.
Năm ngoái, có 16.601 di tích và 544.799 hiện vật trong khu vực Tam Hiệp.
Kế hoạch nhấn mạnh đến việc tăng cường công tác khảo cổ học ở khu vực Tam Hiệp, khám phá giá trị văn hóa và lịch sử của các di sản và hiện vật được tìm thấy ở đây, đồng thời nêu bật tầm quan trọng của chúng đối với văn hóa sông Dương Tử và nền văn minh Trung Quốc rộng lớn hơn.
Các ưu tiên bao gồm thực hiện các dự án nghiên cứu khảo cổ lớn, đảm bảo việc khai quật thích hợp, giới thiệu các phát hiện và tăng cường khảo cổ học trong khu vực Tam Hiệp.
Tuyên bố chính thức từ Cục Quản lý Di sản Văn hóa Quốc gia Trung Quốc nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo tồn có hệ thống các di sản và hiện vật Tam Hiệp, tăng cường quản lí và đảm bảo an ninh di sản văn hóa của khu vực và sử dụng công nghệ để hỗ trợ công việc này.
Tuyên bố cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tìm ra những cách mới để trưng bày và sử dụng các di sản và hiện vật, thúc đẩy sự kết hợp giữa bảo tồn và sử dụng hiện vật với sức sống của nông thôn và du lịch, đồng thời kể những câu chuyện mới về văn hóa truyền thống.
Kế hoạch cũng nêu rõ rằng khảo cổ học Tam Hiệp dự kiến đóng một vai trò quan trọng trong việc giới thiệu nguồn gốc của nền văn minh Trung Quốc, cũng như sự phát triển và thành tựu của nó.
Tàu bè qua lại ở thượng nguồn đập Tam Hiệp ở Nghi Xương, tỉnh Hồ Bắc, ngày 6.4.2023.
"Để đạt được điều đó, trước tiên, điều quan trọng là phải đảm bảo rằng khảo cổ học hoàn thành vai trò giáo dục. Một số cổ vật đã được trưng bày tại một số bảo tàng ở Nghi Xương, giúp du khách tìm hiểu về văn hóa Tam Hiệp" – He Zhongyuan, Phó Giám đốc Bảo tàng Nghi Xương ở Hồ Bắc, cho biết.
Bảo tàng Nghi Xương đang tổ chức triển lãm các bản khắc đá được phát hiện trong khu vực. Triển lãm có thể được xem cả trực tiếp và trực tuyến.
Theo kế hoạch 2023-2035, di sản Tam Hiệp và các hiện vật vẫn chưa được sử dụng đúng mức.
Ông Zhongyuan nói rằng hơn một nửa di tích văn hóa của Nghi Xương bao gồm lăng mộ, di sản, đền chùa và chạm khắc đá. Bởi vì nhiều tác phẩm thuộc sở hữu tư nhân, nên việc trưng bày trước công chúng là không khả thi và cũng không thực tế. Tuy nhiên, nhiều ngôi mộ và chạm khắc đá nằm ở những khu vực hoang dã mà công chúng có thể xem miễn phí.
Ông Zhongyuan đề nghị các cơ quan chức năng nên công khai tình trạng di sản văn hóa cho công chúng, để đảm bảo rằng mọi người đều biết về các di tích và hiện vật hiện có trong khu vực lòng hồ.
Hơn nữa, cần thu hút đầu tư trực tiếp cho việc khôi phục và sử dụng các di tích và hiện vật, khuyến khích tham gia thiết kế các sản phẩm văn hóa và sáng tạo, chẳng hạn như những sản phẩm lấy cảm hứng từ nhiều bản khắc đá được tìm thấy ở khu vực Tam Hiệp.
Ông cũng nhấn mạnh rằng các cơ quan quản lý di sản văn hóa nên đưa ra hướng dẫn phù hợp trong quá trình sử dụng công cộng.
PV (theo laodong)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)