Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Trung tướng Nguyễn Bình: Nhà quân sự tài năng, đức độ

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Nhân k nim 115 năm ngày sinh Trung tưng Nguyn Bình (30-7-1908/ 30-7-2023), Ban Tuyên giáo Thành y TP.HCM va t chc hi tho khoa hc “Trung tưng Nguyn Bình – Nhà quân s tài năng, đc đ”.


Trung tưng Nguyn Bình. Ảnh: Tư liệu

Trung tướng Nguyễn Bình tên thật là Nguyễn Phương Thảo, sinh ngày 30-7-1908 tại tỉnh Hưng Yên, mất ngày 29-9-1951. Ông là nguyên Chỉ huy Bộ, Ủy viên Xứ Quân ủy, Ủy viên Quân sự trong Ủy ban Hành chính kháng chiến Nam bộ. Tham gia phong trào yêu nước từ khi mới 16 tuổi, ông là vị Trung tướng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sắc phong. Cuộc đời hoạt động cách mạng của ông gắn liền với những chặng đường đấu tranh đầy hy sinh, gian khổ nhưng rất đỗi hào hùng, oanh liệt và vẻ vang của Đảng và nhân dân, đặc biệt trên chiến trường miền Nam và Sài Gòn – Chợ Lớn – Gia Định trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

Nhiu quyết đnh sáng to

Một trong những thành quả, dấu ấn lớn của Trung tướng Nguyễn Bình là thống nhất lực lượng, bảo đảm sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với các lực lượng vũ trang trên chiến trường.

“Với uy tín và tài năng mưu lược, ông đã có những quyết định sáng tạo, giải quyết được những vấn đề rất cơ bản ở chiến trường miền Nam và Sài Gòn – Chợ Lớn – Gia Định. Đó là sự thống nhất, xây dựng lực lượng và chỉ đạo hoạt động vũ trang. Là sự sâu sát nắm tình hình, tổ chức xây dựng lực lượng chiến đấu nội thành, tiền thân của lực lượng biệt động Sài Gòn – Gia Định, mở ra loại hình chiến đấu mới cho lực lượng vũ trang. Ông còn trực tiếp chỉ đạo, tổ chức đào tạo đội ngũ cán bộ quân sự và xây dựng hậu phương, căn cứ kháng chiến lâu dài”, Thiếu tướng Phan Văn Xựng – Chính ủy Bộ Tư lệnh TP – thông tin.

Theo TS. Lưu Trần Luân – nguyên Trưởng ban Sách lý luận Kinh điển, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, một trong những quyết định có ý nghĩa chiến lược của Trung tướng Nguyễn Bình là thành lập Trường Quân Chính khu 7 (12-12-1945) và trực tiếp làm Hiệu trưởng nhằm đào tạo cán bộ chính trị, quân sự đủ năng lực, phẩm chất đạo đức đảm đương mọi nhiệm vụ mà cách mạng giao phó. Phần lớn học viên tốt nghiệp đã được đưa về các địa phương của Thủ Dầu Một và Biên Hòa để hướng dẫn nhân dân tiến hành chiến tranh du kích, xây dựng chính quyền cơ sở. Một bộ phận được đưa xuống các chi đội làm nòng cốt huấn luyện bộ đội; một bộ phận khác được đưa về Sài Gòn hoạt động…

PGS.TS Trần Thị Mai – Trường ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn TP.HCM – nhấn mạnh, gần 6 năm gắn bó với chiến trường Nam bộ trong cuộc trường chinh kháng Pháp, Trung tướng Nguyễn Bình đã thống nhất các lực lượng vũ trang chống giặc; xây dựng và phát triển hệ thống căn cứ địa đảm bảo lực lượng và hậu cần cho kháng chiến. Tầm nhìn chiến lược và tư duy hành động cách mạng sáng tạo, quyết đoán của ông góp phần quan trọng củng cố, xoay chuyển tương quan thế và lực của cách mạng trong những năm đầu cuộc kháng chiến, đặt nền móng vững chắc cho sự phát triển của các lực lượng vũ trang chính quy, du kích và dân quân tự vệ.


Các đi biu tham d hi tho

“Đối với Sài Gòn – Chợ Lớn – Gia Định, Trung tướng Nguyễn Bình góp công đầu trong thống nhất các lực lượng vũ trang, thành lập nên các lực lượng Ban Công tác Thành (sau là Biệt động Thành) và Tự vệ Thành. Sự am tường công tác nội thành, năng lực quân sự đặc biệt là những yếu tố giúp ông có những quyết định sáng suốt trên”, TS. Mai khẳng định.

Nhng bài hc quý cho thế h tr

Vận dụng những bài học quý giá từ cuộc đời, sự nghiệp và tấm gương đạo đức cách mạng của Trung tướng Nguyễn Bình vào xây dựng lực lượng vũ trang TP.HCM vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ mới, Trung tướng Nguyễn Văn Nam – Tư lệnh Bộ Tư lệnh TP – nhấn mạnh đến việc không ngừng nâng cao chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu của lực lượng vũ trang TP trong thời kỳ mới. Trong đó có việc phát huy bài học của Trung tướng Nguyễn Bình về tổ chức đào tạo đội ngũ cán bộ, chiến sĩ nhằm phát huy cao nhất vai trò nòng cốt của lực lượng vũ trang trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Nhận thức rõ điều này, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh TP đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng lực lượng vũ trang TP vững mạnh toàn diện “mẫu mực, tiêu biểu”; lấy vững mạnh về chính trị làm cơ sở; chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu được nâng lên.

Thường xuyên phối hợp chặt chẽ với lực lượng chức năng nghiên cứu, đánh giá, dự báo sớm tình hình; duy trì nghiêm túc chế độ sẵn sàng chiến đấu; luôn sẵn sàng về phương án, lực lượng, phương tiện, vũ khí trang bị kỹ thuật; tham mưu xử lý hiệu quả các tình huống về quốc phòng, an ninh góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; tạo điều kiện thuận lợi để TP ổn định và phát triển.

Tiếp nối truyền thống yêu nước của người chiến sĩ cách mạng kiên trung Nguyễn Bình trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, bà Trịnh Thị Phượng – Học viện Chính trị khu vực II – cho biết, theo tinh thần “đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên”, thanh niên luôn có mặt ở những nơi khó khăn, gian khổ, xung kích hoàn thành mọi nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân giao phó. Với 3,4 triệu thanh niên, chiếm 1/3 dân số TP sẽ tiếp tục là lực lượng tiên phong, xung kích trong nhiều lĩnh vực, tạo ra nguồn lao động mới đóng góp vào sự phát triển của TP.

TS. Lê Hồng Sơn – Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật – nhìn nhận, cuộc đời và sự nghiệp của Trung tướng Nguyễn Bình đã trao truyền cho các thế hệ thanh niên hôm nay những bài học về trí tuệ và nhân cách, về tình yêu thiêng liêng với Tổ quốc. Nhận thức rõ vai trò to lớn của tuổi trẻ, các cấp chính quyền TP luôn quan tâm đến công tác giáo dục, rèn luyện mọi mặt cho đoàn viên, thanh niên, góp phần hình thành lớp thanh niên “vừa hồng vừa chuyên” đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận thanh niên giảm sút ý chí phấn đấu vươn lên, ngại khó, ngại khổ, sống thực dụng, ích kỷ, vi phạm pháp luật, coi nặng giá trị vật chất…

“Vì vậy, để tiếp tục phát huy tinh thần trách nhiệm và lòng tự hào của thanh niên trong sự nghiệp xây dựng bảo vệ Tổ quốc, tổ chức Đoàn các cấp cần tiếp tục quán triệt sâu sắc chủ trương của Đảng, Nhà nước về vị trí, vai trò của thế hệ trẻ. Mỗi cơ quan, đơn vị trong từng kế hoạch, chương trình hành động phải gắn bồi dưỡng lý tưởng cách mạng, rèn luyện bản lĩnh chính trị, tri thức lý luận với rèn luyện đạo đức cách mạng, thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Đưa việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh nói chung, theo chủ đề hằng năm nói riêng thành nhu cầu tự thân của mỗi người, mỗi tổ chức cơ sở Đoàn gắn bồi dưỡng thế hệ trẻ với các phong trào thực tiễn, nhất là tiếp tục triển khai hiệu quả các phong trào “thanh niên tình nguyện”, “tuổi trẻ sáng tạo” trong từng nhóm đối tượng và duy trì các phong trào đặc thù”, TS. Sơn nhấn mạnh.

Nguyn Trinh

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)