Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Trước thềm năm học mới: Mấy suy nghĩ về đề thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Tạp Chí Giáo Dục

Trưc s nôn nóng ca xã hi, tháng 12-2023, B GD-ĐT đã công b đ tham kho cho k thi tt nghip THPT năm 2025. Ngay sau đó, đ thi nhn đưc nhiu ý kiến đng thun. Tuy nhiên, vn còn ý kiến bày t băn khoăn, lo lng v s bt hp lý ca đ thi, nht là môn ng văn.

Theo tác giả, với mẫu đề thi mới, học sinh chưa được làm quen và luyện tập nhiều. Vì vậy, Bộ GD-ĐT cần công bố đề thi minh họa (lần 2) càng sớm càng tốt (ảnh minh họa). Ảnh: Anh Khôi

Mới đây, Bộ GD-ĐT thông báo sẽ sớm công bố đề thi minh họa cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 (lần 2). Trước động thái rất cần thiết này, chúng tôi xin có vài ý kiến về vấn đề trên.

Cn chun b tt cho dng đ thi trc nghim

Trừ môn ngữ văn, tất cả các môn thi còn lại đều làm bài theo hình thức trắc nghiệm. Tuy nhiên có sự khác biệt rất lớn (với dạng đề theo chương trình 2006) là đề thi minh họa thể hiện rất rõ tinh thần đổi mới của Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Đó là hướng đến việc chú trọng đánh giá năng lực, tư duy của học sinh, hạn chế tối đa cách học sinh đạt điểm may rủi. Chẳng hạn, đề thi môn toán và một số môn trắc nghiệm khác có 3 dạng thức câu hỏi: Dạng thức 1 (3 điểm) là dạng trắc nghiệm 4 lựa chọn quen thuộc, gồm 12 câu ở mức độ nhận biết nhanh các khái niệm, định nghĩa và công thức. Dạng thức 2 (4 điểm) là dạng đổi mới gồm 4 câu, mỗi câu có 4 ý và buộc phải trả lời những ý đó đúng hay sai. Như vậy, dạng thức này đòi hỏi học sinh phải trả lời 16 ý và thể hiện sự thông hiểu một cách thấu đáo các kiến thức đã học trong chương trình. Dạng thức 3 (3 điểm) gồm 6 câu vận dụng kiến thức tổng quát để giải và cũng là dạng đổi mới được cho dưới dạng tự luận nhưng chỉ cần nêu lên kết quả cuối cùng trong từng câu. Với dạng 3 là một nhóm câu hỏi tự luận, ở mức độ vận dụng, đặc biệt là lồng ghép yếu tố thực tiễn. Dạng câu hỏi này bắt buộc học sinh phải biết cách giải quyết vấn đề, không còn tư duy đánh “lụi” hay dùng những “mẹo” để làm bài như trước đây. Việc đòi hỏi học sinh phải có tư duy trình bày, kỹ năng lập luận để tìm lời giải rồi ghi ra đáp án rất khác với việc học sinh chỉ khoanh tròn vào ô trả lời trắc nghiệm, nhất là những môn xã hội, như trước đây. Nó có tác dụng rèn cho học sinh ý thức về cách diễn đạt, vốn rất yếu hiện nay của học sinh, do đề thi bị lạm dụng hình thức trắc nghiệm.

Tuy nhiên, để dạng đề thi nói trên không gặp trở ngại cho học sinh và giám khảo cần chú ý đến mấy điểm sau: Thí sinh của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 là lứa học sinh chỉ học được 3 năm theo chương trình mới. Nhiều kiến thức và kỹ năng các em chưa được trang bị đầy đủ. Nếu đề thi “lột xác” hoàn toàn e rằng sẽ gây khó cho các em. Hơn nữa, với mẫu đề thi mới này, học sinh chưa được làm quen và luyện tập nhiều. Kể cả giấy làm bài cũng chưa được hình dung ra sao. Vì vậy, Bộ GD-ĐT cần công bố đề thi minh họa (lần 2) càng sớm càng tốt, kể cả đáp án và mẫu giấy trả lời trắc nghiệm. Với giám khảo, hiện tại giáo viên cũng rất mơ hồ về khâu chấm thi với mẫu đề thi mới. Do đó, thầy cô cần sớm được làm quen để hạn chế sai sót.

Đ thi ng văn còn “nng”, nên điu chnh như thế nào?

Đề thi minh họa môn ngữ văn (công bố lần 1) có rất nhiều điểm hợp lý. Đó là việc chú trọng đánh giá năng lực, kỹ năng của người học; phù hợp với cách dạy và học của Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Về bố cục, đề thi có các yêu cầu cơ bản để đánh giá người học như: kỹ năng đọc (đọc hiểu), kỹ năng viết (viết đoạn văn và bài văn); đánh giá tư duy xã hội và tư duy văn học của học sinh. Văn bản lấy làm ngữ liệu cho đề ngoài sách giáo khoa là một hướng đi tích cực, đột phá và tất yếu. Nó cũng phù hợp với xu thế dạy học theo chương trình mới hiện nay ở nhà trường. Các yêu cầu trong từng phần và thang điểm cũng hợp lý. Theo đó, phần đọc hiểu là 4 điểm, gồm 5 câu hỏi; trong đó có 2 câu nhận biết, 2 câu thông hiểu, và 1 câu vận dụng/liên hệ (gồm kiến thức liên quan đến tri thức ngữ văn và tiếng Việt). Phần viết đoạn văn (khoảng 200 chữ, 2 điểm) và phần viết bài văn (khoảng 600 chữ, 4 điểm) cũng vừa sức với học sinh. Ngoài ra, đáp án chấm và các tình huống đề có thể ra cũng rất thuyết phục. Nếu tinh ý sẽ thấy đáp án chấm của đề minh họa xây dựng theo hướng đánh giá năng lực, khá mở và thoáng. Sự linh hoạt của đề (câu viết đoạn văn và câu viết bài văn là nghị luận xã hội hay nghị luận văn học) tùy thuộc ở văn bản đọc hiểu (câu đọc hiểu) giúp cho đề thi biến hóa, đa dạng, không quá cứng nhắc như mẫu đề thi cũ (từ năm 2024 trở về trước). Việc câu nghị luận xã hội trong đề thi có thể yêu cầu học sinh viết bài phát biểu trong lễ phát động phong trào hoặc một hoạt động xã hội, viết thư trao đổi về một vấn đề đáng quan tâm… là những dạng yêu cầu rất mới, mang tính nhật dụng, thực tiễn của việc dạy học văn theo chương trình mới. Các dạng yêu cầu này đều được dạy học ở lớp 12.

Mặc dù có rất nhiều điểm hợp lý trên, song nếu phân tích tổng thể, đề thi minh họa có thể sẽ gây áp lực cho học sinh với các điểm sau. Thứ nhất, đề thi dài hơn, nhiều chữ hơn, gồm 2 mặt giấy A4 so với đề thi cũ (thường là 1 mặt giấy A4). Đề thi dài, buộc học sinh phải đọc nhiều, gây mỏi mệt, tâm lý hoang mang, vì sợ không kịp thời gian. Thứ hai, phần đọc hiểu gồm 5 câu hỏi (so với đề thi cũ là 4 câu) thì cũng phù hợp vì thang điểm là 4 (so với thang điểm 3 của đề thi cũ). Nhưng phần nhận biết (1 điểm) thấp hơn 0,5 (tổng câu 1 và câu 2) so với đề thi cũ. Thứ ba, điểm quan trọng nhất, ngữ liệu là 2 văn bản (đọc hiểu và làm văn) mới hoàn toàn, so với 1 văn bản mới và 1 văn bản đã học (làm văn) của đề thi cũ. Chưa nói, nếu đề thi theo dạng so sánh hai văn bản ở phần làm văn thì sẽ rất khó khăn. Điều này đòi hỏi học sinh phải mất thời gian để đọc và nghiền ngẫm nhiều hơn. Trong khi đó thời gian làm bài của đề thi minh họa và đề thi cũ bằng nhau, cùng 120 phút.

Từ thực tế trên, xin kiến nghị: Nên tăng thêm thời gian làm bài cho môn ngữ văn (đề thi tốt nghiệp THPT những năm trước đây có lần 150 phút, thi tuyển sinh ĐH là 180 phút). Trước mắt nên lấy các ngữ liệu là văn bản ngoài sách giáo khoa (cả 3 bộ sách) nhưng là tác phẩm của các tác giả bắt buộc học, hoặc được học trong chương trình ngữ văn lớp 12 để học sinh không quá xa lạ, bỡ ngỡ. Cần cân đối lại thang điểm của đáp án cho phù hợp, để “gỡ khó” cho học sinh. Ngoài ra, cách yêu cầu và đáp án chấm phần viết (văn bản mới) cũng cần bám sát thể loại văn bản sách giáo khoa ngữ văn lớp 12. Không nên kỳ vọng quá nhiều về kiến thức, mà chú trọng hơn đến kỹ năng, thao tác làm bài.

Trn Ngc Tun

Bình luận (0)