Mặc dù kỳ tuyển sinh năm nay được đánh giá là khó khăn, nhiều trường công lập đã phải tuyển bằng điểm sàn, nhưng cũng vẫn còn một số trường quyết định không để điểm trúng tuyển quá thấp để đảm bảo chất lượng đầu vào, dù phải đi tìm thí sinh từ nguyện vọng 2, nguyện vọng 3.
Công lập linh hoạt trong xét tuyển
Để bảo đảm chất lượng đầu vào, nhiều trường đã chủ trương tìm nguồn thí sinh từ NV2 chứ không để mức điểm trúng tuyển quá thấp. Trong số đó có Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội) có điểm vào trường là 16 điểm cho khối A (lớn hơn sàn 3 điểm), trường cho phép thí sinh khối A được đăng ký vào các ngành còn chỉ tiêu. Với ngành xét tuyển NV2, nhà trường chỉ yêu cầu mức điểm bằng điểm chuẩn NV1. Trường ĐH Công nghệ (ĐH Quốc gia HN) cũng có 3 ngành tuyển NV2 với mức điểm nhận hồ sơ từ 16 điểm trở lên.
Để bảo đảm chất lượng đầu vào, nhiều trường đã chủ trương tìm nguồn thí sinh từ NV2 chứ không để mức điểm trúng tuyển quá thấp. Trong số đó có Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội) có điểm vào trường là 16 điểm cho khối A (lớn hơn sàn 3 điểm), trường cho phép thí sinh khối A được đăng ký vào các ngành còn chỉ tiêu. Với ngành xét tuyển NV2, nhà trường chỉ yêu cầu mức điểm bằng điểm chuẩn NV1. Trường ĐH Công nghệ (ĐH Quốc gia HN) cũng có 3 ngành tuyển NV2 với mức điểm nhận hồ sơ từ 16 điểm trở lên.
Khép cánh cửa đào tạo ngoài ngân sách của trường công lập là mở cửa cho các trường dân lập. Ảnh: Giang Huy |
Trường ĐH Điện lực có điểm vào trường và điểm chuẩn nhiều ngành ở mức 15,5 điểm, song trường đặt ra điểm xét tuyển NV2 khá cao, có ngành chênh tới 2,5 điểm so với điểm trúng tuyển NV1. Bên cạnh đó, trường tạo điều kiện cho các thí sinh có điểm trên 15,5 nếu không đỗ ngành đăng ký có thể chuyển sang một số ngành nhất định còn chỉ tiêu.
Thí sinh có tổng điểm thi khối A lớn hơn điểm trúng tuyển NV1 của Học viện Chính sách và Phát triển là 1,0 điểm (>=16,0 điểm) được quyền nộp hồ sơ xét tuyển NV2 vào học viện. Những thí sinh có NV1 không đủ điểm chuẩn vào ngành đã đăng ký nhưng đủ điểm sàn (15,0 điểm) vào học viện thì sẽ đăng ký vào các chuyên ngành còn chỉ tiêu sau khi nhập học…
Những trường này hứa hẹn sẽ là “bến đỗ” cho các TS có kết quả thi khá, nhưng vẫn không trúng tuyển NV1.
Không giao chỉ tiêu đào tạo ngoài ngân sách
Một trong những lo ngại của các trường ngoài công lập là việc mất nguồn tuyển, vì vài năm nay các trường công lập thuộc nhóm đầu liên tục tuyển sinh hệ ngoài ngân sách. Mối lo này năm nay đã được giải tỏa khi ngày 12.8, Thứ trưởng Bộ GDĐT Bùi Văn Ga khẳng định năm 2011 “bộ không giao chỉ tiêu đào tạo ngoài ngân sách cho bất cứ trường ĐH, CĐ nào”. Theo ông Ga, các trường chỉ có một chỉ tiêu tuyển sinh được xác định ngay từ đầu và các trường chỉ thực hiện đúng theo một chỉ tiêu tuyển sinh này. Bộ chỉ cho phép các trường mở hệ đào tạo chất lượng cao được phép thu học phí cao. Chỉ tiêu đào tạo chất lượng cao cũng chỉ nằm trong tổng chỉ tiêu được phê duyệt, trong số thí sinh được tuyển sinh vào trường chứ không phải phát sinh thêm số lượng mới với mức điểm chuẩn khác. Tuy nhiên, thực hiện hình thức này, các trường phải có đề án, chứng minh được rõ ràng, không chỉ với Bộ GDĐT, mà cả với Bộ Tài chính vì liên quan đến vấn đề học phí.
Ngày 12.8, Bộ GDĐT cũng có công văn hướng dẫn các trường ĐH, CĐ về thực hiện đào tạo theo địa chỉ. Theo đó, hình thức đào tạo này chỉ áp dụng tuyển sinh theo địa chỉ sử dụng với đối tượng ở vùng sâu, vùng xa, vùng điều kiện khó khăn và vùng dân tộc thiểu số. Theo Bộ GDĐT, trong tổng chỉ tiêu tuyển sinh hệ chính quy thông báo cho các học viện, các trường đại học, cao đẳng, bộ đã giao nhiệm vụ cho một số trường tuyển sinh theo địa chỉ sử dụng. Các trường xác định điểm trúng tuyển chung cho tất cả các thí sinh theo từng đối tượng và khu vực dự thi, không phân biệt thí sinh theo diện tuyển sinh theo địa chỉ và thí sinh khác. Trên cơ sở điểm trúng tuyển, các trường vận dụng điểm c, khoản 1, điều 33 của quy chế hiện hành để xác định điểm trúng tuyển cho những thí sinh thuộc diện tuyển sinh theo địa chỉ sử dụng với mức chênh lệch điểm trúng tuyển giữa các khu vực lớn hơn 0,5 và không quá 1,0 điểm.
Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm làm văn bản đề nghị tuyển sinh theo địa chỉ, trong đó làm rõ chỉ tiêu tuyển sinh, ngành và trình độ đào tạo. Lập danh sách thí sinh được đề nghị tuyển sinh theo địa chỉ sử dụng. Hợp đồng các trường về tuyển sinh và đào tạo theo địa chỉ sử dụng, trong đó làm rõ trách nhiệm mỗi bên.
Thí sinh có tổng điểm thi khối A lớn hơn điểm trúng tuyển NV1 của Học viện Chính sách và Phát triển là 1,0 điểm (>=16,0 điểm) được quyền nộp hồ sơ xét tuyển NV2 vào học viện. Những thí sinh có NV1 không đủ điểm chuẩn vào ngành đã đăng ký nhưng đủ điểm sàn (15,0 điểm) vào học viện thì sẽ đăng ký vào các chuyên ngành còn chỉ tiêu sau khi nhập học…
Những trường này hứa hẹn sẽ là “bến đỗ” cho các TS có kết quả thi khá, nhưng vẫn không trúng tuyển NV1.
Không giao chỉ tiêu đào tạo ngoài ngân sách
Một trong những lo ngại của các trường ngoài công lập là việc mất nguồn tuyển, vì vài năm nay các trường công lập thuộc nhóm đầu liên tục tuyển sinh hệ ngoài ngân sách. Mối lo này năm nay đã được giải tỏa khi ngày 12.8, Thứ trưởng Bộ GDĐT Bùi Văn Ga khẳng định năm 2011 “bộ không giao chỉ tiêu đào tạo ngoài ngân sách cho bất cứ trường ĐH, CĐ nào”. Theo ông Ga, các trường chỉ có một chỉ tiêu tuyển sinh được xác định ngay từ đầu và các trường chỉ thực hiện đúng theo một chỉ tiêu tuyển sinh này. Bộ chỉ cho phép các trường mở hệ đào tạo chất lượng cao được phép thu học phí cao. Chỉ tiêu đào tạo chất lượng cao cũng chỉ nằm trong tổng chỉ tiêu được phê duyệt, trong số thí sinh được tuyển sinh vào trường chứ không phải phát sinh thêm số lượng mới với mức điểm chuẩn khác. Tuy nhiên, thực hiện hình thức này, các trường phải có đề án, chứng minh được rõ ràng, không chỉ với Bộ GDĐT, mà cả với Bộ Tài chính vì liên quan đến vấn đề học phí.
Ngày 12.8, Bộ GDĐT cũng có công văn hướng dẫn các trường ĐH, CĐ về thực hiện đào tạo theo địa chỉ. Theo đó, hình thức đào tạo này chỉ áp dụng tuyển sinh theo địa chỉ sử dụng với đối tượng ở vùng sâu, vùng xa, vùng điều kiện khó khăn và vùng dân tộc thiểu số. Theo Bộ GDĐT, trong tổng chỉ tiêu tuyển sinh hệ chính quy thông báo cho các học viện, các trường đại học, cao đẳng, bộ đã giao nhiệm vụ cho một số trường tuyển sinh theo địa chỉ sử dụng. Các trường xác định điểm trúng tuyển chung cho tất cả các thí sinh theo từng đối tượng và khu vực dự thi, không phân biệt thí sinh theo diện tuyển sinh theo địa chỉ và thí sinh khác. Trên cơ sở điểm trúng tuyển, các trường vận dụng điểm c, khoản 1, điều 33 của quy chế hiện hành để xác định điểm trúng tuyển cho những thí sinh thuộc diện tuyển sinh theo địa chỉ sử dụng với mức chênh lệch điểm trúng tuyển giữa các khu vực lớn hơn 0,5 và không quá 1,0 điểm.
Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm làm văn bản đề nghị tuyển sinh theo địa chỉ, trong đó làm rõ chỉ tiêu tuyển sinh, ngành và trình độ đào tạo. Lập danh sách thí sinh được đề nghị tuyển sinh theo địa chỉ sử dụng. Hợp đồng các trường về tuyển sinh và đào tạo theo địa chỉ sử dụng, trong đó làm rõ trách nhiệm mỗi bên.
Ngân Anh
Theo Lao Động
Bình luận (0)