Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Trường công, tư phải cạnh tranh bằng chất lượng

Tạp Chí Giáo Dục

H thng pháp lut nưc ta hin đang hoàn thin dn đ phát trin giáo dc tư thc. Trong nhng năm ti, vic cnh tranh gia các trưng công, tư phi da trên cht lưng đ to s phát trin cân bng.

PGS.TS Phan Thanh Bình (Ch nhiy ban Văn hóa – Giáo dc – Thanh niên – Thiếu niên và Nhi đng Quc hi) cùng đi din các trưng ĐH tho lun ti ta đàm

Đây là một trong những nội dung được nhấn mạnh tại tọa đàm “Giáo dục tư thục và định hướng phát triển giáo dục tư thục tại Việt Nam” do Ủy ban Văn hóa – Giáo dục – Thanh niên – Thiếu niên và Nhi đồng Quốc hội tổ chức tại TP.HCM ngày 6-5.

Mt cân đi

Tại tọa đàm, TS. Đàm Quang Minh (Hiệu trưởng Trường ĐH Phú Xuân) chỉ ra ĐH công, tư ở nước ta hiện nay như đôi cánh phát triển bị lệch, một cánh thì 84%, một cánh chỉ 16%. Vì vậy, trong định hướng sắp tới, sự phân biệt công – tư cần được gỡ bỏ, hướng tới sự cân bằng hơn giữa hai cánh này để phát triển hài hòa.

Ông Minh cho hay, hiện nay văn hóa số tác động rất nhiều đến thế giới, trong bối cảnh đó, Việt Nam trong 10 năm tới chắc chắn sẽ bị chi phối và sẽ phải chủ động. Bên cạnh đó, toàn cầu hóa cũng sẽ ảnh hưởng chung đến sự phát triển của giáo dục, không phải chỉ những gì chúng ta đang thấy như các chương trình quốc tế vào Việt Nam hay sinh viên nước ta ra nước ngoài học… mà sẽ dẫn theo sự dịch chuyển lao động toàn cầu, dịch chuyển người học toàn cầu. “Trong 5 năm qua, Mỹ tăng đáng kể lượng trường phổ thông trực tuyến, lên tới hàng nghìn trường, điều này xuất phát từ nhu cầu dịch chuyển học tập ở các trường phổ thông đang tăng nhanh chóng. Liệu nước ta có nhanh chóng đưa vào những quy định, định hướng pháp luật để hỗ trợ người học Việt Nam tham gia vào quá trình toàn cầu hóa này không?” – ông Minh đặt câu hỏi.

PGS.TS Thái Bá Cần (Chủ tịch HĐQT Trường ĐH Hoa Sen) cũng cho rằng, từ trước đến nay, các văn kiện nói về phát triển giáo dục hầu như chỉ tập trung giáo dục công lập. Theo ông Cần, nên cập nhật đủ mô hình trường lớp, hình thức hoạt động giáo dục mới vào các văn bản pháp luật; có sự quan tâm ưu tiên đầu tư giáo dục; hệ thống tư thục muốn phát triển cũng cần được tiếp cận các định chế tài chính quốc tế; cần có những chủ trương để sử dụng tốt những cơ sở giáo dục công lập hiện hoạt động không hiệu quả, đặc biệt trong khối các trường địa phương, trường CĐ, TC…

Nhìn nhận ĐH tư thục có vai trò huy động và phát huy các nguồn lực ngoài Nhà nước cho phát triển giáo dục, PGS.TS Nguyễn Văn Áng (Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Văn Lang) cho rằng nếu không phát triển ĐH tư thục, chúng ta thiếu môi trường cạnh tranh trong khi hiện nay, mức cạnh tranh đã bắt đầu quyết liệt, các trường công không thể ngồi yên được nữa.

PGS.TS Đỗ Văn Xê (Hiệu trưởng Trường ĐH Hùng Vương) với quá trình 15 năm làm phó hiệu trưởng ở một trường ĐH công và gần một năm làm tại một trường ĐH tư chia sẻ, khi chuyển từ trường ĐH công sang tư, ông gần như qua một… thế giới khác. Theo ông, với số lượng trường ĐH rất nhiều như hiện nay sẽ tạo được thị trường cạnh tranh quý trong giáo dục, tạo cơ hội lựa chọn cho sinh viên. “Trước đây có thể nói trường công chất lượng cao hơn nhưng hiện nay đã khác, trường tư cũng có thể có chất lượng cao hơn. Trường công có những ràng buộc về cơ chế, trong khi trường tư ưu thế là thoáng hơn nên có thể đi nhanh hơn, được tự chủ học phí” – ông Xê đánh giá.

Cnh tranh bng cht lưng

PGS.TS Hồ Thanh Phong (Hiệu trưởng Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng) nhận định, trong bối cảnh giáo dục các nước chịu ảnh hưởng chung bởi xu thế toàn cầu hóa và công nghệ số, ĐH bây giờ đã trở thành ĐH cho số đông, không còn là ĐH tinh hoa. Trước thực tế đó, kể cả giáo dục công lập hay tư thục đều phải đảm đương trách nhiệm đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước. Đến nay, giáo dục công lập đã nỗ lực làm hết sức nhưng vẫn chưa đảm bảo cung cấp đủ nhân lực và đây là cơ hội cho giáo dục tư thục. Tuy nhiên, cơ hội này phải gắn với đầu tư. “Ở tư thục, nhà đầu tư hết sức vất vả, khó khăn vì tự “xoay” nguồn lực kinh phí ban đầu nhưng trong tương lai, tôi tin rằng giáo dục tư thục sẽ phát triển mạnh. Do đó, nếu đề cập đến khía cạnh công bằng giữa công – tư thì cần đặt trên yếu tố chất lượng, duy nhất con đường này mới phân rõ, rạch ròi mạnh, yếu” – ông Bình nói.

Đồng quan điểm, PGS.TS Phan Thanh Bình (Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa – Giáo dục – Thanh niên – Thiếu niên và Nhi đồng Quốc hội) cho hay, sắp tới yêu cầu với giáo dục nói chung sẽ có nhiều thay đổi, sản phẩm giáo dục theo đó cũng sẽ rất khác, mang tính chuyên biệt và cá thể hóa, số lượng lớn nhưng từng người một, tức chú trọng phát triển năng lực từng cá nhân. Sinh viên tốt nghiệp sẽ có tính linh hoạt, độc lập, phản biện rất lớn. Khi đề cập một trong 3 quan điểm để xây dựng luật mới là mở, năng lực và tự chủ thì năng lực (sự cá thể hóa) tuy chung cho toàn hệ thống nhưng rất phù hợp cho giáo dục tư thục. Vì muốn cá thể hóa, môi trường đào tạo cũng phải linh hoạt, mà môi trường giáo dục tư thục đáp ứng được tính linh hoạt này.

Theo ông Bình, xã hội hiện nay nhận thức rất rõ về giáo dục tư thục. Hệ thống pháp luật chúng ta hiện đang hoàn thiện dần để phát triển giáo dục tư thục. Trong thời gian tới, cạnh tranh là nguyên tắc tồn tại của các trường, đặc biệt với các trường tư thục và việc cạnh tranh phải dựa trên chất lượng.

Mê Tâm

 

Bình luận (0)