Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Trường đại học chuyển thành đại học: Phát triển chính sách tự chủ đại học ở Việt Nam

Tạp Chí Giáo Dục

Ti phía Bc, Trưng Đi hc (ĐH) Bách khoa Hà Ni va chính thc đưc chuyn thành ĐH theo quyết đnh ca Chính ph. Ti phía Nam, Trưng ĐH Kinh tế TP.HCM cũng đang trong l trình hoàn thin đ chuyn thành ĐH.


Trưng ĐH Kinh tế TP.HCM nơi đang trong l trình chuyn thành ĐH

Theo Luật Giáo dục ĐH năm 2018 thì trường ĐH, học viện là cơ sở giáo dục bậc ĐH đào tạo và nghiên cứu nhiều ngành; các ngành này thuộc một hoặc một vài lĩnh vực. Còn ĐH thì đào tạo và nghiên cứu đa lĩnh vực, gồm nhiều trường ĐH và khoa thành viên.

Thành ĐH đ t ch toàn din

Việc một số trường ĐH chủ trương phát triển thành ĐH là dựa trên hướng dẫn tại Nghị định 99 của Chính phủ (quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ĐH) trong đó có nội dung về điều kiện chuyển trường ĐH thành ĐH.

Theo đó, trường ĐH muốn chuyển thành ĐH cần đáp ứng những điều kiện như: Đã được công nhận đạt chuẩn chất lượng cơ sở giáo dục ĐH bởi tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục hợp pháp; có ít nhất 3 trường thuộc trường ĐH được thành lập theo quy định; phải có ít nhất 10 ngành đào tạo đến trình độ tiến sĩ; có quy mô đào tạo chính quy trên 15.000 người; có ý kiến chấp thuận của cơ quan quản lý trực tiếp đối với trường ĐH công lập; có sự đồng thuận của các nhà đầu tư đại diện ít nhất 75% tổng số vốn góp đối với trường ĐH tư thục, trường ĐH tư thục hoạt động không vì lợi nhuận.

Trong quyết định do Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam ký mới đây, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội đã chính thức được chuyển thành ĐH Bách khoa Hà Nội; là đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ trực thuộc Bộ GD-ĐT, có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng.

ĐH Bách khoa Hà Nội thực hiện tổ chức lại cơ cấu tổ chức và hoạt động trên cơ sở Trường ĐH Bách khoa Hà Nội theo quy định của Luật Giáo dục ĐH năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ĐH năm 2018 và quy định pháp luật có liên quan. Quá trình tổ chức lại phải bảo đảm hoạt động bình thường, không gây thất thoát, lãng phí tài chính, tài sản. Hội đồng trường, Chủ tịch hội đồng trường, Hiệu trưởng của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội tiếp tục thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo các quy định hiện hành cho đến khi Bộ trưởng Bộ GD-ĐT quyết định thành lập hội đồng ĐH, công nhận Chủ tịch hội đồng ĐH và công nhận Giám đốc ĐH Bách khoa Hà Nội.

Đại diện ĐH Bách khoa Hà Nội cho hay, đây là một dấu mốc quan trọng trong quá trình hơn 66 năm xây dựng và phát triển, phù hợp xu hướng phát triển của giáo dục ĐH thế giới. Sự chuyển đổi này đã được ĐH Bách khoa Hà Nội chuẩn bị hết sức kỹ lưỡng, cẩn trọng; là sự kế thừa những kết quả và kinh nghiệm của quá trình thực hiện tự chủ suốt thời gian dài. Cũng theo đại diện ĐH này, việc chuyển đổi mô hình thành ĐH Bách khoa Hà Nội nhằm thực hiện tốt sứ mạng, tầm nhìn, định hướng chiến lược phát triển; đưa ĐH Bách khoa Hà Nội phát triển đột phá lên tầm cao mới, trở thành ĐH nghiên cứu, đổi mới sáng tạo, tự chủ toàn diện, có môi trường học thuật sáng tạo, cởi mở, tự do… Người học khi tốt nghiệp các bậc, trình độ đều được cấp bằng tốt nghiệp của ĐH Bách khoa Hà Nội để đảm bảo sự gắn kết giữa sinh viên, cựu sinh viên.

Hiện ĐH Bách khoa Hà Nội có 1.785 cán bộ, trong đó có 1.065 cán bộ giảng cơ hữu, 805 cán bộ có trình độ tiến sĩ (chiếm 76,3%). Trong số đó có 279 giáo sư, phó giáo sư (chiếm 26,19%). Năm 2022, ĐH này có 16 phó giáo sư và 2 giáo sư được công nhận đạt chuẩn. ĐH này cũng được Tổ chức QS xếp vào nhóm các trường ĐH công có quy mô đào tạo rất lớn và mức độ nghiên cứu rất cao. Còn trong Bảng xếp hạng ĐH khu vực Đông Nam Á mới được công bố năm nay, Bách khoa Hà Nội xếp thứ 54 trong số các ĐH tốt nhất của khu vực.

ĐH Kinh tế TP.HCM đang trong l trình ch phê duyt

Theo lộ trình, trong giai đoạn 2022-2025, Trường ĐH Kinh tế TP.HCM trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt đề án thành lập ĐH với tên gọi là ĐH Kinh tế TP.HCM thay vì là ĐH UEH như dự kiến đã công bố ban đầu.

Cụ thể, đề án tái cấu trúc nâng cấp Trường ĐH Kinh tế TP.HCM thành ĐH Kinh tế TP.HCM phân rõ 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 (2021-2025), thực hiện tái cấu trúc Trường ĐH Kinh tế TP.HCM để hình thành ĐH Kinh tế TP.HCM; tập trung đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực về kinh tế, kinh doanh quản lý, khoa học xã hội và công nghệ. Giai đoạn này, sẽ hình thành 3 trường thành viên gồm: Trường Kinh doanh; Trường Kinh tế, Luật và quản lý Nhà nước; Trường Công nghệ và Thiết kế. Ở giai đoạn 2 (2026-2030), hình thành thêm Trường Quốc tế và nâng cấp Phân hiệu Vĩnh Long thành trường ĐH ở khu vực ĐBSCL. Giai đoạn này, ĐH Kinh tế TP.HCM sẽ đẩy mạnh đào tạo quốc tế và phát triển mở rộng ở địa phương, hướng tới được công nhận trong khu vực châu Á với xếp hạng trong 500 trường ĐH tốt nhất châu Á.


Sinh viên Trư
ng ĐH Kinh tế TP.HCM, trong tương lai trưng này s chuyn thành ĐH

Tính đến nay, c nưc có 6 ĐH gm 2 ĐH quc gia, 3 ĐH vùng và ĐH Bách khoa Hà Ni mi thành lp. D kiến sp ti s hình thành thêm ĐH Kinh tế TP.HCM, đang trong l trình ch các cp có thm quyn phê duyt.

Trong quá trình thực hiện lộ trình này, vào cuối tháng 10-2021, Trường ĐH Kinh tế TP.HCM đã chính thức công bố thành lập 3 trường thành viên gồm: Trường Kinh doanh UEH; Trường Kinh tế, Luật và quản lý Nhà nước UEH; Trường Công nghệ và Thiết kế UEH. Bước tiếp theo mà trường đang thực hiện là trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt Đề án thành lập ĐH.

Như vậy, tính đến nay, cả nước có 6 ĐH gồm: 2 ĐH quốc gia, 3 ĐH vùng và ĐH Bách khoa Hà Nội mới thành lập. Trước đó, vào năm 1993, Chính phủ ban hành Nghị định số 97/CP ngày 10-12-1993 về việc thành lập ĐH Quốc gia Hà Nội. Còn ĐH Quốc gia TP.HCM được Chính phủ thành lập vào năm 1995 (theo Nghị định số 16/CP ngày 27-1-1995). Hai ĐH quốc gia là mô hình tự chủ cao thực hiện theo quy định của Chính phủ; chịu sự quản lý Nhà nước của Bộ GD-ĐT, các bộ, ngành khác theo lĩnh vực chuyên môn và UBND thành phố nơi ĐH quốc gia đặt địa điểm.

Năm 1994, Chính phủ thành lập ba ĐH vùng gồm ĐH Huế, ĐH Thái Nguyên và ĐH Đà Nẵng. Lãnh đạo của ĐH vùng do Bộ trưởng Bộ GD-ĐT bổ nhiệm. Hiệu trưởng các trường ĐH và giám đốc những trung tâm nghiên cứu khoa học thuộc các ĐH vùng do giám đốc ĐH vùng đề nghị, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT bổ nhiệm. Ba ĐH vùng này được phân cấp quản lý và giao quyền tự chủ theo Quyết định số 3360/QĐ-BGD&ĐT-TCCB ngày 21-6-2005 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT.

Đánh giá của Bộ GD-ĐT, mô hình hai ĐH quốc gia và ba ĐH vùng đã cho thấy cơ chế quản lý mới đối với cơ sở giáo dục ĐH công lập; làm tiền đề cho việc hình thành, phát triển chính sách tự chủ ĐH ở Việt Nam.

Thc Trân

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)