Hội nhậpGiáo dục phát triển

Trường Đai học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM: Hướng đến top 10 trường đại học hàng đầu của Việt Nam

Tạp Chí Giáo Dục

Trở thành một trong top 10 trường đại học hàng đầu của Việt Nam với tỷ lệ cao sinh viên tốt nghiệp có việc làm phù hợp, chương trình đào tạo của trường có tính thích ứng tốt với bằng cấp được công nhận một cách rộng rãi trong khu vực và thế giới, tạo được ảnh hưởng tích cực đến đời sống xã hội, đặc biệt là ở TP.HCM và khu vực phía Nam, đó là mục tiêu phấn đấu trong thời gian qua của Trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM (ĐH SPKT TP.HCM) và nay đã gần như đạt được…
Ra đời năm 1962, tiền thân là Ban Cao đẳng Sư phạm Kỹ thuật, Trường ĐH SPKT TP.HCM là trường đầu ngành trong hệ thống Sư phạm Kỹ thuật Việt Nam, được tiếp cận, áp dụng những phương pháp và phương tiện giảng dạy mới; v?i nhi?m v? du?c giao l gĩp ph?n đào tạo và bồi dưỡng giáo viên kỹ thuật cho các trường ĐH, CĐ, TCCN, dạy nghề, các trường PTTH; đào tạo đội ngũ kỹ sư công nghệ và bồi dưỡng nguồn nhân lực lao động kỹ thuật thích ứng với thị trường lao động. Với những nỗ lực to lớn của nhiều thế hệ, Trường ĐH SPKT TP.HCM đã vững bước phát triển về mọi mặt và đã được Đảng và Nhà nước ghi nhận bằng những phần thưởng cao quý như: Huân chương Độc lập hạng Ba (năm 2007), Huân chương Lao động hạng Nhất (năm 2001), Huân chương Lao động hạng Nhì (năm 1996), Huân chương Lao động hạng Ba (năm 1985), trường được công nhận là “Đảng Bộ trong sạch – Vững mạnh – Xuất sắc” 14 năm liền (1995-2009)… Ngoài ra, nhiều đơn vị và cá nhân của trường cũng được Chính phủ và Bộ GD&ĐT tặng bằng khen; có 12 giáo viên được phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú và nhiều cán bộ, viên chức được tặng Huy chương vì sự nghiệp giáo dục…Thời gian gần đây, Trường lại có thêm nhiều điểm nổi trội khác như: là trường đại học đầu tiên hoàn tất và công bố “chuẩn đầu ra” cho sinh viên, liên kết đào tạo quốc tế, đào tạo theo nhu cầu xã hội… Để hiểu rõ hơn về những vấn đề này, Báo Giáo Dục TP.HCM đã có buổi tiếp xúc với PGS-TS Thái Bá Cần – Hiệu trưởng Nhà trường.
* Thưa thầy, thầy có thể cho biết rõ hơn về “chuẩn đầu ra” là như thế nào và sự cần thiết cũng như mức độ quan trọng của chuẩn này? Và trước kia chưa có chuẩn thì sao?
– PGS-TS Thái Bá Cần: Đây là lần đầu tiên trường xây dựng “chuẩn đầu ra” dựa trên chương trình đào tạo vừa mới được điều chỉnh. Về kết cấu, “chuẩn đầu ra” các chương trình đào tạo của trường gồm 5 phần: kiến thức, kỹ năng, thái độ, vị trí công tác và hướng phát triển. Trong phần kiến thức, ngoài kiến thức về khoa học Mác-Lênin, kiến thức xã hội – nhân văn, kiến thức toán học – khoa học tự nhiên và kiến thức chuyên ngành, sinh viên còn phải đạt trình độ tiếng Anh tương đương TOEIC 350 điểm, tin học tương đương trình độ B. Nhưng, cũng cần nhấn mạnh là “chuẩn đầu ra” các chương trình là khái niệm động, cùng với mục tiêu và chương trình đào tạo, trong quá trình đào tạo, việc bổ sung, thay đổi cho phù hợp nhu cầu xã hội là việc làm thường xuyên mà trường phải thực hiện.
Xây dựng và công bố “chuẩn đầu ra” là điều cần thiết để công khai với xã hội về sản phẩm trường mình đào tạo ra, người học sẽ hình dung sau quá trình đào tạo có thể làm được việc gì và nhà tuyển dụng biết được sản phẩm đào tạo của trường như thế nào. Dù chương trình đào tạo đã có mục tiêu nhưng mục tiêu đào tạo thường được xác định một cách định tính, thường mang nặng tính chất định hướng và khá chung chung. Trong khi đó, “chuẩn đầu ra” định lượng những kiến thức, kỹ năng của người học phải đạt được sau khi học xong một cách cụ thể hơn. Điều này còn tác động đến cả những người thầy thực hiện việc giảng dạy chương trình đó.
* Ngoài việc công bố “chuẩn đầu ra” đầu tiên trong các trường ĐH, hiện nay trường còn được “biết tiếng” qua các chương trình liên kết đào tạo quốc tế?
PGS-TS Thái Bá Cần: Trường đã thành lập Trung tâm Hợp tác Đào tạo Quốc tế (IEEC) để tiến hành hợp tác đào tạo với các trường đại học có uy tín trên thế giới nhằm tạo thêm cơ hội lựa chọn cho sinh viên, đồng thời nâng cao chất lượng đào tạo của trường, tăng cường sự gắn kết giữa Nhà trường với thị trường lao động, bước đầu cung ứng nguồn lao động chất lượng phù hợp theo nhu cầu xã hội. Qua thời gian triển khai, Trung tâm đã gặt hái nhiều thành công tốt đẹp, thu hút hơn 200 sinh viên tham gia các khóa đào tạo của nhiều ngành nghề khác nhau như: Sư phạm nghề quốc tế, Công nghệ dệt may và Thiết kế thời trang, Quản trị kinh doanh, Tài chính ngân hàng, Tin học ứng dụng trong kinh doanh, Kỹ thuật điện – điện tử… thuộc các chương trình liên kết với các trường ĐH của Đức, Anh, Úc, Trung Quốc, Singapore. Từ thành công của chương trình liên kết này, IEEC vừa thành lập thêm chi nhánh mới tại nội thành TP.HCM với các trang thiết bị hiện đại như phòng học tiêu chuẩn quốc tế (máy lạnh, máy chiếu LCD,…), thư viện, phòng multimedia lab, cùng với đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm, tận tụy…
* Các chương trình đào tạo quốc tế đã mang lại điều gì tốt cho trường trong công tác đào tạo?
PGS-TS Thái Bá Cần: Điều đầu tiên mà trường rút ra được từ các chương trình đào tạo là quan điểm và cách thức xây dựng chương trình đào tạo. Ở nước ta, các chương trình đào tạo thường nhắm tới những lĩnh vực hẹp, trong khi đó chương trình đào tạo của các trường nước ngoài thường rộng và toàn diện hơn. Ví dụ như chương trình Công nghệ dệt may và thời trang mà Nhà trường liên kết đào tạo với Trường ĐH Heriot Watt- Anh bao gồm rất nhiều kỹ năng, từ thiết kế mẫu thời trang, sử dụng các phần mềm đồ họa chuyên dụng, công nghệ sản xuất mặt hàng dệt may đến các kiến thức về quản lý sản xuất và kinh doanh thương mại các sản phẩm trong lĩnh vực dệt may.
Một điều đáng học hỏi nữa là các chương trình đào tạo được phân chia ra thành các môđun tương đối độc lập. Sau khi học xong một môđun, sinh viên được nhận một chứng chỉ tương ứng và có thể ra làm việc cũng như có thể tiếp tục học lên. Ví dụ như các chương trình đào tạo về Điện – Điện tử, Tài chính Ngân hàng, Quản trị Kinh doanh… mà trường liên kết đào tạo với ĐH Sunderland (Anh) có cấu trúc 3 môđun. Học xong 2 năm được cấp bằng tốt nghiệp của Tập đoàn Giáo dục Tyndale, xong 3 năm lấy bằng Cao đẳng Vuong quốc Anh (BTEC), xong 4 năm cấp bằng Cử nhân của ĐH Sunderland (Anh).
Tiếp đến là phương pháp giảng dạy, đánh giá kết quả học tập được thực hiện một cách hết sức nghiêm túc và khoa học. Hàng năm đều có các kiểm định viên độc lập thực hiện việc kiểm định đào tạo các chương trình. Đặc biệt, thông qua việc giảng dạy các chương trình liên kết, trình độ giáo viên của trường cũng được nâng cao.
* Theo thầy thì thời gian tới, những ngành học nào của ĐH SPKT sẽ là ngành học “hot”?
PGS-TS Thái Bá Cần: Có thể nói là tất cả các ngành mà ĐH SPKT TP.HCM đang đào tạo đều có nhu cầu rất lớn từ các doanh nghiệp, các trường thuộc hệ thống giáo dục chuyên nghiệp và dạy nghề. Các ngành truyền thống mà nhà trường có thế mạnh như: Cơ khí, Điện – Điện tử, Ô tô, Công nghệ thông tin, Công nghệ tự động, Công nghệ in, Xây dựng, Công nghệ may, Thiết kế thời trang, Công nghệ môi trường… đang được thí sinh lựa chọn nhiều nhất.
* Xin cảm ơn thầy!
Thanh Tàu 

Bình luận (0)