Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Trường đại học tham gia xây dựng đề án phát triển địa phương

Tạp Chí Giáo Dục

Tân Phú là mt qun ni thành ca TP.HCM, đưc tách ra t qun Tân Bình cũ vào năm 2003. Nhng năm qua, qun Tân Phú đã có nhng bưc chuyn mình, đt đưc mt s thành tu trong phát trin kinh tế – xã hi nhưng đng thi cũng còn tn ti nhiu bt cp và đim nghn cn đưc tháo g.

Ông Nguyễn Trần Phú – Chủ tịch UBND quận Tân Phú phát biểu tại hội thảo

 

Ông Nguyễn Trần Phú – Chủ tịch UBND quận Tân Phú – đề nghị các ban ngành của quận Tân Phú với sự hỗ trợ của Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM cùng các trường ĐH Công thương TP.HCM, ĐH Văn Hiến, ĐH Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu sâu hơn, đánh giá đầy đủ, thực chất hơn tình hình phát triển kinh tế – xã hội quận trong thời gian qua; từ đó đưa ra những dự báo, nhiệm vụ, giải pháp phát triển thời gian tới.

Hội thảo “Định hướng phát triển quận Tân Phú đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” vừa qua được quận này tổ chức tại Trường ĐH Công thương TP.HCM.

Còn nhiu đim nghn cn tháo g

Dự thảo báo cáo tổng hợp của quận tại hội thảo chỉ ra trong quá trình phát triển của quận Tân Phú, đã xuất hiện một số mâu thuẫn nội tại, rất cần nhận diện và xây dựng các giải pháp định hướng chiến lược để giải quyết, tạo đà phát triển một cách bền vững. Thứ nhất, mâu thuẫn giữa một bên là lực lượng lao động (đa số di dân đến) thiếu kỹ năng tay nghề, chỉ phù hợp với định hướng phát triển dựa theo thâm dụng lao động với một bên là nhu cầu phát triển theo công nghệ hiện đại, đô thị thông minh, kinh tế số, phù hợp với định hướng dựa theo thâm dụng vốn để tăng năng suất lao động, tăng trưởng kinh tế. Điều này dẫn đến lúng túng trong lựa chọn bước đi phù hợp, làm chậm nhịp độ phát triển.

Hai là trong phát triển kinh tế, mặc dù quận có tiềm năng quỹ đất để thu hút doanh nghiệp đến đặt trụ sở làm ăn nhưng vấn đề ùn tắc giao thông đã gây hạn chế. Bên cạnh đó, tiềm năng đất đai trên địa bàn quận có khả năng khai thác khá lớn nhưng do thiếu cơ chế chính sách phù hợp để khai thác và chuyển đổi sang mục đích kinh tế có hiệu quả hơn dẫn đến không tăng nguồn thu, hạn chế phát triển. Thứ ba, quận gặp khó khăn trong phân bổ vốn đầu tư do nhu cầu cần cải tạo, chỉnh trang đô thị trên địa bàn quận rất lớn và tốn kém vì di dân nhiều, quá tải hạ tầng, phát triển tự phát cùng với nhu cầu xây dựng đổi mới để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế…

Giải pháp phát triển nguồn nhân lực trên địa bàn quận Tân Phú được đề xuất tại hội thảo. Ảnh: Sinh viên Trường ĐH Công thương TP.HCM trong một giờ học

Do vậy, việc nghiên cứu và xây dựng định hướng chiến lược đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 được cho là vô cùng cấp thiết nhằm tập trung giải quyết những mâu thuẫn nội tại, những bất cập phát sinh một cách khoa học, bền vững. Trên cơ sở đó, Quận ủy, UBND quận Tân Phú đã phối hợp Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM, các trường ĐH Tài Nguyên và Môi trường TP.HCM, ĐH Văn Hiến, ĐH Công thương TP.HCM xây dựng đề án “Định hướng phát triển kinh tế – xã hội quận Tân Phú đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Nghiên cu sâu hơn đ có gii pháp, gn vi tinh thn Ngh quyết 98

Đề án đặt mục tiêu định hướng chiến lược phát triển kinh tế – xã hội quận Tân Phú đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, huy động hiệu quả mọi nguồn lực để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ; đẩy mạnh phát triển kinh tế, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành thương mại – dịch vụ đi đôi với bảo vệ môi trường, thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, chương trình giảm nghèo bền vững, chăm lo sự nghiệp giáo dục – y tế, giữ vững ổn định an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Từ đó, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân; xây dựng quận phát triển bền vững.

Tại hội thảo, cùng với các ban ngành, chuyên gia, nhà khoa học, doanh nghiệp thì các trường ĐH cũng đề xuất nhiều ý kiến, giải pháp tháo gỡ khó khăn nhằm phát triển quận. Cụ thể như tập trung cải thiện hạ tầng kỹ thuật công (giao thông, cấp thoát nước, hạ tầng đô thị, không gian cảnh quan) bằng ngân sách; khuyến khích đầu tư vào hạ tầng công nghiệp, thương mại, dịch vụ và du lịch bằng vốn xã hội hóa. Đồng thời, dự báo và xây dựng đề án phát triển nguồn nhân lực trên địa bàn quận; liên kết đào tạo, đặt hàng đào tạo với các trường, viện trên địa bàn; chuyển đổi số trong lĩnh vực quản trị hành chính công, y tế và giáo dục; ứng dụng công nghệ số vào quản lý đô thị…

Phương hướng cho thời gian tới, ông Nguyễn Trần Phú – Chủ tịch UBND quận Tân Phú – đề nghị các tiểu ban xây dựng đề án, các phòng ban chuyên môn của quận với sự hỗ trợ của Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM cùng các trường ĐH Công thương TP.HCM, ĐH Văn Hiến, ĐH Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu sâu hơn, đánh giá đầy đủ, thực chất hơn tình hình phát triển kinh tế – xã hội quận trong thời gian qua. Từ đó, đưa ra những dự báo, nhiệm vụ, giải pháp phát triển quận đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 gắn với việc thực hiện Nghị quyết số 31 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển TP.HCM đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Nghị quyết số 98 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố.

Vit Ngân

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Xin lỗi vì bài viết này không hữu ích cho bạn

Giúp chúng tôi cải thiện

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

Bình luận (0)