Hướng nghiệp - Tuyển sinhThông tin hướng nghiệp

Trường ĐH Bách khoa TP.HCM: Chính thức mở hai ngành đào tạo về vi mạch

Tạp Chí Giáo Dục

Sau hơn 20 năm ging dy dưi vai trò môn hc, Trưng ĐH Bách khoa (ĐH Quc gia TP.HCM) chính thc có mã ngành đào to cho lĩnh vc vi mch, đưa vào vn hành ngay trong năm hc 2023-2024 vi sinh viên năm hai và tuyn sinh mi trong năm hc 2024-2025.


Ging viên Trưng ĐH Bách khoa TP.HCM dy sinh viên v vi x lý, vi điu khin dùng chíp PIC (nh do ging viên trưng cung cp)

Cụ thể, 2 ngành mới là thiết kế vi mạch (bậc ĐH) và vi mạch bán dẫn (bậc sau ĐH) được trường phát triển dựa trên tận dụng lợi thế đào tạo cũng như nhu cầu cấp thiết về nhân lực lĩnh vực này. Theo nhà trường, việc đưa vào tuyển sinh và đào tạo hai ngành nói trên hoàn toàn phù hợp với xu hướng chung của thế giới và các chủ trương, chính sách của ĐH Quốc gia TP.HCM, của Chính phủ về phát triển nền công nghiệp vi mạch.

Đáp ng nhu cu nhân lc

Thực tế, đón đầu xu hướng phát triển khoa học công nghệ, Trường ĐH Bách khoa TP.HCM đã triển khai chương trình đào tạo liên quan đến vi mạch từ hơn 20 năm nay. Cụ thể, các môn học thiết kế vi mạch đã được tích hợp trong 3 ngành trình độ ĐH gồm kỹ thuật điện tử – viễn thông; kỹ thuật viễn thông; hệ thống mạch – phần cứng và 1 ngành trình độ sau ĐH là kỹ thuật điện tử – kỹ thuật viễn thông. Tất cả đều thuộc Khoa Điện – Điện tử. Hằng năm, trường ĐH này cung cấp khoảng 300 sinh viên có liên quan đến vi mạch. Trong khi đó, Việt Nam đang cần khoảng hơn 1.000 kỹ sư vi mạch mỗi năm. Do vậy, việc đẩy mạnh đào tạo kỹ sư vi mạch để đáp ứng nhu cầu là vô cùng cần thiết.

Trên cơ sở đó, hai chương trình đào tạo thiết kế vi mạch và vi mạch bán dẫn được trường phát triển, đưa vào vận hành ngay trong năm học 2023-2024 thông qua việc phân ngành sinh viên đang học năm hai và chính thức tuyển sinh với mã ngành mới trong năm học tiếp theo. Trong đó, chương trình ĐH thiết kế vi mạch gồm 132 tín chỉ, người học sau khi tốt nghiệp có thể làm việc ngay tại hầu hết các công ty thiết kế vi mạch trong nước và khu vực. Còn chương trình thạc sĩ vi mạch bán dẫn gồm 60 tín chỉ, tiếp tục cung cấp các kiến thức và kỹ năng nâng cao về thiết kế, chế tạo vi mạch nhằm đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao, đúng tầm cho nền công nghiệp vi mạch bán dẫn.

Lãnh đạo Trường ĐH Bách khoa TP.HCM nhận định rằng, đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao, đúng tầm về thiết kế vi mạch là vấn đề quan trọng và cấp thiết; đặc biệt trong thời gian gần đây, khi vi mạch liên tục nhận được nhiều sự quan tâm của Chính phủ, doanh nghiệp cũng như các cơ sở đào tạo. Trước những yêu cầu mang tính đặc thù của ngành vi mạch bán dẫn, việc đào tạo nhân lực đòi hỏi cơ sở đào tạo phải có cả năng lực và tiềm lực mạnh mẽ về cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm, chương trình đào tạo, đội ngũ giảng dạy, mạng lưới hợp tác…

Hin B GD-ĐT đang ch trì xây dng đ trình Th tưng Chính ph vào cui năm nay 2 đ án quan trng. Th nht là đ án đào to, phát trin ngun nhân lc cht lưng cao phc v công ngh cao. Trong đó, đ xut nhng chính sách h tr khuyến khích chung cho phát trin ngun nhân lc các lĩnh vc STEM và công ngh cao nói chung, bao gm c lĩnh vc đin t, bán dn, vi mch. Th hai là đ án xây dng mt s trung tâm nghiên cu, đào to xut sc v công ngh 4.0. Trong đó, s đ xut nhng cơ chế, chính sách và d án đu tư đ chun b hình thành các nhóm nghiên cu v công ngh cao gn vi đào to sau ĐH  các lĩnh vc công ngh cao.

B GD-ĐT cũng đang xây dng mt kế hoch hành đng thúc đy trin khai đào to và nghiên cu các lĩnh vc công ngh bán dn, vi mch; trong đó s ch đo và h tr các cơ s giáo dc ĐH chia s và s dng chung nhng ngun lc, năng lc trong đào to và nghiên cu.

Hơn 20 năm qua, tại Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, các chương trình đào tạo liên quan đến vi mạch được xây dựng và giảng dạy bởi đội ngũ 200 giảng viên các khoa Điện – Điện tử, Khoa học và Kỹ thuật máy tính, Công nghệ vật liệu. Đây cũng chính là nguồn lực chủ chốt hình thành các nhóm nghiên cứu mạnh về chế tạo thử nghiệm, làm chủ và chuyển giao công nghệ vi mạch số, tương tự và siêu cao tần… Đội ngũ giảng viên này đã thực hiện nhiều đề tài về thiết kế vi mạch, từ trọng điểm cấp Nhà nước, cấp quốc gia đến cấp cơ sở; có nhiều công bố trên các tạp chí uy tín (ít nhất 90 công bố kể từ 2013) và các hội nghị quốc tế uy tín (ít nhất 71 công bố kể từ 2013). Thời gian qua, trường cũng đã thiết lập quan hệ hợp tác đào tạo và nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực vi mạch bán dẫn với nhiều trường ĐH trên thế giới, hợp tác với các tổ chức và doanh nghiệp lớn…

Các trưng chng minh đưc kh năng s đưc tuyn sinh sm

Báo cáo tại hội thảo về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp chip bán dẫn trong hệ thống các cơ sở giáo dục ĐH Việt Nam do Bộ GD-ĐT tổ chức mới đây cho thấy, hiện có trên 50 doanh nghiệp FDI lớn đã đầu tư vào Việt Nam về công nghiệp vi điện tử và bán dẫn; trong đó lĩnh vực thiết kế vi mạch đòi hỏi nhiều nhất nguồn nhân lực chất lượng cao. Tổng nhu cầu nhân lực trong lĩnh vực này theo dự báo của một số chuyên gia kinh tế trong 5 năm tới khoảng 20.000 và 10 năm tới khoảng 50.000 từ trình độ ĐH trở lên. Theo giới chuyên ngành, nhu cầu đào tạo trong một vài năm tới khoảng 3.000 người/năm; trong đó số tốt nghiệp sau ĐH chiếm ít nhất 30%.

Cũng tại hội thảo, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn nhận định, nếu phát triển được nghiên cứu, đào tạo trong lĩnh vực này thì các chỉ số công bố khoa học, phát minh sáng chế, tiềm lực về khoa học và tiềm lực về đào tạo của hệ thống các trường sẽ gia tăng, sẽ có diện mạo mới. Và đây là cơ hội hiện đại hóa hệ thống ĐH; nhất là các trường kỹ thuật và công nghệ. Chính vì vậy, lãnh đạo Bộ GD-ĐT ý thức sâu sắc trách nhiệm cũng như sứ mệnh của ngành; xác định, đây sẽ là một trong những nhiệm vụ trọng tâm ưu tiên số 1 trong các chỉ đạo chuyên môn phần giáo dục ĐH, trước hết trong năm 2024 và các năm sau.

Tuy nhiên, Bộ trưởng lưu ý, đây là lĩnh vực công nghệ cao, cần đầu tư cao, yêu cầu cao, kỳ vọng cao… nên phải đào tạo với chất lượng cao. Các trường đừng tự lạc quan rồi tất cả cùng tuyển sinh, đào tạo. Mặc dù chúng ta có trí tuệ, có dữ liệu, có kế hoạch với quyết tâm cao nhưng phải có lộ trình, bài bản, chắc chắn. Những trường đủ quyết tâm, chứng minh được khả năng sẽ được tuyển sinh sớm. Bộ GD-ĐT sẵn sàng ban hành thông tư và quy chế đặc biệt để thu hút chuyên gia, liên kết đào tạo, sử dụng chương trình của nhau, sử dụng chương trình của nước ngoài…

Bộ GD-ĐT cũng sẽ chuẩn bị về thể chế, những việc làm được sẽ làm ngay. Trong đó, chủ trì xây dựng một kế hoạch để phát triển và sẽ có một bộ phận điều hành thực hiện điều phối về cả nhân lực chung, cơ sở vật chất chung, chia sẻ chương trình đào tạo với nhau nhằm giảm bớt thời gian biên soạn. Bên cạnh đó, sẽ chỉ đạo để trong thời gian sớm nhất hoàn thành chuẩn chương trình đào tạo cho các nhóm ngành nói trên.

Thc Trân

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)