Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Trường ĐH có còn là giấc mơ đẹp?

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Sáng sm hôm ri l m m đin thoi, tôi thy mt cưi kèm theo trái tim đ chót, cùng các con s đim thi cao, chúng em cm ơn cô! Ôi, đim đp như mơ… Trò vui, ba m trò vui và cô cũng vui thay, nhưng biết nói sao vi nim vui này nh?


Thí sinh t
i TP.HCM ra v sau bui thi tt nghip THPT năm 2022 (nh minh ha). Ảnh: Y.Hoa

Một năm học nhiều cảm xúc khi “cô ả” quái ác CoVy quấy nhiễu nhưng chúng ta đã chấp cả nó để có niềm vui, nên dẫu có như thế nào các em cũng trọn vẹn với những gì mình đang có nhé. Cô là người “xưa cũ” lại thêm nỗi băn khoăn vì những điều mắt thấy tai nghe chưa có lời đáp! Theo thống kê của Bộ GD-ĐT về số lượng thí sinh đăng ký xét tuyển vào ĐH, năm 2019 giảm rất mạnh, thấp hơn nhiều so với năm 2018, 2017 và nhiều năm về trước. Cụ thể, năm 2019, cả nước có hơn 886.000 thí sinh đăng ký dự thi THPT, trong đó, hơn 650.000 thí sinh xét tuyển ĐH; có 279.001 dự thi chỉ để xét công nhận tốt nghiệp THPT, không xét tuyển ĐH (chiếm 27,8%). Con số này năm 2018 là 25,7% và năm 2017 là 25%. Tại sao số lượng học sinh không còn mặn mà với các trường ĐH lại tăng lên nhiều như vậy? Và năm 2022 tình hình cũng không khả quan hơn. Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, trong 941.759 thí sinh đăng ký xét tuyển chỉ có 616.522 thí sinh nhập nguyện vọng lên hệ thống. Như vậy, có đến trên 325.000 thí sinh (chiếm hơn 34%) không nhập nguyện vọng lên hệ thống để đăng ký xét tuyển ĐH. Và sau khi Bộ GD-ĐT kéo dài thời gian đăng ký nguyện vọng, thì có thêm gần 4.000 thí sinh nhập nguyện vọng lên hệ thống đăng ký xét tuyển ĐH.

“Làm thầy nuôi vợ, làm thợ nuôi miệng”. Câu tục ngữ đã ăn sâu vào tiềm thức của bao thế hệ người Việt, để mỗi con người, mỗi gia đình, dòng họ luôn tận lực trên con đường học vấn những mong được “làm thầy”. Vậy những con số trên phản ảnh điều gì? Xu thế chung trong bối cảnh hiện nay có nhiều con đường vào đời, khởi nghiệp thành công và làm giàu không phải bắt đầu từ tấm bằng ĐH? Hay hệ thống trường ĐH mọc lên “như nấm sau mưa” trên mọi nẻo đường đất nước chưa theo kịp thời đại nhiều thay đổi ở tất cả các lĩnh vực không giúp người học được “làm thầy” như mong muốn?…

Đừng bao giờ cho rằng lấy được tấm bằng ĐH, con đường quan lộ sẽ rộng mở thênh thang! Sở hữu tấm bằng ĐH chỉ là một cột mốc đẹp trên hành trình chiếm lĩnh tri thức, chứ không có giá trị quyết định thành bại của cuộc đời.

Tại TP.HCM, bước ra khỏi cổng nhà, chúng ta sẽ thấy một đội ngũ hùng hậu tài xế của các hãng vận tải công nghệ. Họ là ai? Họ có công lớn, khi vận tải công cộng chưa đáp ứng việc đi lại của những người ngại ngần lưu thông trên đường phố đông đúc hiện nay. Tôi trở thành khách hàng thân thuộc của họ. Mỗi lần lên xe, để quãng đường bớt xa, tôi luôn trò chuyện vui vẻ theo cách “cô giáo gặp lại học trò cũ”: Cảm ơn em đã đón cô đúng giờ, và cứ thế tôi biết được họ đến từ đâu, học nghề gì, tâm tư, nguyện vọng thế nào… Nhiều người trong số các tài xế công nghệ sau bao năm “cơm cha áo mẹ chữ thầy” lặn lội từ nhiều miền quê về thành phố mong đổi đời đã tốt nghiệp ĐH, ra trường chưa tìm được việc làm, tham gia chạy xe công nghệ là cách dễ dàng nhất. Một thời gian hành nghề, cuộc sống tạm ổn, các em chưa dừng lại tìm việc của ngành mình đã học, bởi những rào cản từ tâm lý, kỹ thuật đến thói quen. Hoặc có em tốt nghiệp ĐH, đi làm lương tháng tầm 7-8 triệu đồng, khi có vợ con, thu nhập đó không đủ cho mọi chi phí ở thành phố, nên vay ngân hàng mua xe chạy xe công nghệ. Thuận buồm xuôi gió, khoảng 3 năm sẽ trả xong nợ và hoạch định có thể mua thêm một chiếc nữa, vừa chạy vừa cho thuê… Việc làm không cần bằng cấp, chỉ cần kỹ năng mềm, nhẹ nhàng, vui vẻ, tháo vát, chủ động không ngại gian khổ, luôn lắng nghe để vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi. Các em chạy xe có được khách hàng thân thiết, việc làm ổn định, thu nhập tốt và không lệ thuộc… cũng là một cách khởi nghiệp trong thời đại số đáng trân trọng. Câu chuyện của các em luôn khiến tôi tiêng tiếc. Một lực lượng trẻ, khỏe được đào tạo bài bản, đang làm công việc không nên thuộc về các em! Tuổi thanh xuân và kiến thức ở trường ĐH nhạt phai như màu áo sờn bạc vì nắng gió trên mọi ngõ ngách ở thành phố đông dân nhất nước, chạm đến lòng trắc ẩn của bao người, đặc biệt những người làm nghề dạy học như tôi với bao bài học đánh thức giấc mơ đẹp tuổi thanh xuân. Hành trình của các em, phải chăng có lỗi của người lớn, của hệ thống giáo dục? Vì sao?

Một thời gian dài, nếp nghĩ của bao người đề cao vai trò của tấm bằng ĐH, coi đó là con đường thành công duy nhất. Học xong THPT, không vào ĐH coi như vứt hay đi học nghề sẽ chẳng bao giờ bằng một sinh viên ĐH. Tư tưởng ấy nhiều năm về trước có thể đúng nhưng bây giờ thì không hẳn. Tấm bằng ĐH nhiều lúc như một tấm màn nhung che khuất đam mê, sở thích khiến bao bạn trẻ lướt qua những cơ hội mà nếu nắm bắt các em sẽ có tương lai tốt. Điều đáng tiếc là giáo dục ta, từ phổ thông đến ĐH, bao năm qua chỉ thuần túy việc học lý thuyết, học để có điểm lên lớp qua các kỳ thi. Học sinh không có sự tự lập sớm, không tự đưa ra ý kiến của mình, chọn ngành học không lắng nghe tiếng nói từ bản thân mà dựa trên sự tư vấn của quá nhiều người: Cha mẹ, thầy cô, bạn bè, thói quen nhìn người khác… Cả một hệ thống giáo dục và nhà trường chưa tạo cơ hội để học sinh được khám phá bản thân và hiểu biết nghề nghiệp. Phân luồng giáo dục sớm, mãi loay hoay, dẫn đến rối tinh, rối mù và trở về với xuất phát điểm ban đầu, để rồi đẩy học sinh vào ĐH bằng mọi giá. Khiến trường ĐH những năm gần đây, với nhiều sinh viên chỉ là học đại. Con số sinh viên thất nghiệp sau khi ra trường đến mức báo động, sinh viên giấu bằng ĐH để bắt đầu học kỹ năng làm nghề như đã nêu trên là hệ quả tất yếu. Nói về điều này, bà Cao Phương Hà (Tổng Giám đốc Tổ chức giáo dục quốc tế EF Education First tại Việt Nam, thạc sĩ quản trị kinh doanh ĐH Harvard, Mỹ) cho biết: “Không chỉ ở Việt Nam mà ngay cả trên thế giới, học sinh ngày nay đang trở nên ngày càng thực tế hơn khi quyết định việc có đi học ĐH; xã hội hiện đại luôn biến động, việc học ĐH vẫn nặng lý thuyết, chưa đáp ứng được nhu cầu thực học của sinh viên, thì việc ngày càng nhiều học sinh coi ĐH như một lựa chọn hơn là con đường bắt buộc là điều tất yếu”.

Đã đến lúc người học thực tế hơn, tìm cho mình một con đường phù hợp với yêu cầu của xã hội là một xu thế chung. Đây là tín hiệu đáng mừng, tránh những lãng phí về thời gian, tiền của như nếp sẵn từ bao lâu nay – ĐH là con đường bắt buộc phải đến dù không biết mình học để làm việc gì? Bằng cấp phục vụ cho ước mơ và mục tiêu của mỗi người chứ không phải ngược lại. Đừng bao giờ cho rằng lấy được tấm bằng ĐH, con đường quan lộ sẽ rộng mở thênh thang! Sở hữu tấm bằng ĐH chỉ là một cột mốc đẹp trên hành trình chiếm lĩnh tri thức, chứ không có giá trị quyết định thành bại của cuộc đời. Không ngừng học tập, học cả đời để đón nhận thách thức của xã hội hiện đại là mệnh lệnh của mỗi người.

Nguyn Th Ngc Dip
(giáo viên về hưu)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)