Hội nhậpGiáo dục phát triển

Trường ĐH Tôn Đức Thắng: Sự lựa chọn đúng đắn: Kỳ cuối: Xây dựng một ĐH đẳng cấp ở châu Á

Tạp Chí Giáo Dục

Lễ tốt nghiệp năm học 2011-2012 và khai giảng năm học 2012-2013

Năm 2007, Hội đồng Trường ĐH Tôn Đức Thắng đã thông qua chiến lược phát triển dài hạn của trường. Hai điểm cốt lõi trong chiến lược dài hạn là: Trở thành một ĐH nghiên cứu, và đứng vào top 60 trường tốt nhất của châu Á trong vòng 30 năm; nghĩa là (trễ nhất) vào năm 2037, trường sẽ đạt đến hai mục tiêu trên.
Sự chuẩn bị cho mục tiêu dài hạn
Việc đầu tiên là chuyên nghiệp hóa hệ thống quản lý nói chung, quản lý đào tạo nói riêng để bảo đảm loại bỏ sai sót và lỗi chủ quan trong qui trình đào tạo nhằm chuyên nghiệp hóa các hoạt động, nhanh chóng bảo đảm chất lượng đầu ra. Thứ hai, kiên trì xây dựng đội ngũ khoa học từ những lớp trẻ, mới tốt nghiệp bằng cách gửi đi đào tạo cả trong nước và ngoài nước. Thứ ba, khẩn trương xây dựng cơ sở vật chất để bảo đảm điều kiện dạy và học.
Để thực hiện điều thứ nhất, từ năm 2006, trường đã mời chuyên gia tư vấn để xây dựng và vận hành hệ thống hoạt động của mình theo chuẩn ISO nhằm tiêu chuẩn hóa, pháp lý hóa, qui trình hóagiám sát hóa tất cả hành vi và thao tác xử lý công việc tại trường. Hệ thống hoạt động của trường đã được DNV và UKAS chứng nhận đạt chuẩn ISO trong quản lý đào tạo và nghiên cứu vào tháng 2-2007. Từ đó đến nay, đã được đánh giá ngoài và tái chứng nhận định kỳ. Để phát triển lực lượng chuyên gia, khoa học đủ mạnh cho ĐH nghiên cứu, trường đã đặt ra mục tiêu xây dựng 1.500 cán bộ khoa học trong vòng 20 năm. Đặc biệt là hoạt động đào tạo đến trình độ tiến sĩ nguồn nhân lực hiện có và sắp tuyển. Trường đã thành công lớn trong chương trình này. Từ chỗ chỉ có 220 cán bộ khoa học vào đầu năm 2007, đến đầu 2013 (6 năm), trường đã có hơn 700 người. Như vậy, trong 14 năm còn lại, việc củng cố lực lượng khoa học lên đến 1.500 người là hoàn toàn khả thi. Nhưng điều còn lớn hơn, đó là số lượng giảng viên, nhà khoa học trường gửi đi nước ngoài đào tạo ngày càng nhiều. Cụ thể như năm 2012, trường gửi đi 34 người. Hiện giảng viên cơ hữu của trường đang học tiến sĩ nước ngoài là hơn 100 người. Trong năm 2013, trường tiếp tục gửi 12 người đi học tiến sĩ theo học bổng do nước ngoài cấp. Kế hoạch là đến năm 2020, trường sẽ có 500 tiến sĩ trong đội ngũ 1.000 viên chức. Việc khẩn trương xây dựng cơ sở vật chất (điều thứ ba) đã đi đúng hướng và thành công như chúng ta đã biết trong bài 1.
Bảo đảm hài hòa giữa ĐH nghiên cứu và đào tạo nguồn lực

Quang cảnh Trường ĐH Tôn Đức Thắng (cơ sở chính)

Xác định rằng dù có đi theo định hướng ĐH nghiên cứu, tập trung nâng dần tỷ trọng đào tạo sau ĐH và nghiên cứu khoa học; trường vẫn là trường của giai cấp công nhân, của tổ chức Công đoàn Việt Nam; vẫn phải thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực cho ngành, tham gia xây dựng giai cấp công nhân theo chỉ đạo của nghị quyết 20. Do đó, bên cạnh quyết tâm trở thành ĐH nghiên cứu, Trường ĐH Tôn Đức Thắng vẫn phân bổ nguồn lực hợp lý để bảo đảm vẫn là một cơ sở giáo dục ĐH đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.
Việc đa dạng hóa ngành đào tạo bậc ĐH, CĐ, TCCN để bảo đảm cung ứng nguồn nhân lực đa dạng ngành nghề, trình độ; phù hợp nhu cầu của đất nước tiếp tục được chú trọng. Đến nay, bậc ĐH có các ngành: Thiết kế công nghiệp (D210402), thiết kế đồ họa (D210403); thiết kế thời trang (D210404); thiết kế nội thất (D210405); Việt Nam học chuyên ngành hướng dẫn du lịch (D220113); ngôn ngữ Anh (D220201); ngôn ngữ Trung Quốc, ngôn ngữ Trung Quốc chuyên ngành Trung – Anh (D220204); quản lý thể dục thể thao (D220343); xã hội học (D310301); quản trị kinh doanh, quản trị kinh doanh chuyên ngành kinh doanh quốc tế, quản trị kinh doanh chuyên ngành quản trị khách sạn (D340101); tài chính – ngân hàng (D340201); kế toán (D340301); quan hệ lao động (D340408); công nghệ sinh học (D420201); khoa học môi trường (D440301); toán ứng dụng (D460112); thống kê (D460201); khoa học máy tính (D480101); công nghệ kỹ thuật môi trường chuyên ngành cấp thoát nước và môi trường nước (D510406); kỹ thuật điện – điện tử (D520201); kỹ thuật điện tử – truyền thông (D520207); kỹ thuật điều khiển và tự động hóa (D520216); kỹ thuật hóa học (D520301); qui hoạch vùng và đô thị (D580105); kĩ thuật xây dựng công trình giao thông (D580205); kỹ thuật công trình xây dựng (D580201); bảo hộ lao động (D850201).
Bậc CĐ các ngành: Tiếng Anh (C220201); quản trị kinh doanh (C340101); tài chính – ngân hàng (C340201); kế toán (C340301); tin học ứng dụng (C480202); công nghệ kĩ thuật công trình xây dựng (C510102); công nghệ kĩ thuật điện, điện tử (C510301); công nghệ kĩ thuật điện tử, truyền thông (C510302).
Bậc trung cấp các ngành: Kế toán doanh nghiệp; công nghệ kỹ thuật điện tử – viễn thông; lập trình/phân tích hệ thống (tin học); quản trị mạng máy tính; điện công nghiệp và dân dụng; bảo trì và sửa chữa thiết bị nhiệt (điện lạnh); hướng dẫn du lịch; quản lý và kinh doanh khách sạn; tài chính – ngân hàng; quản lý và bán hàng siêu thị; xây dựng dân dụng và công nghiệp; thiết kế đồ họa; thiết kế thời trang; quản lý công trình đô thị; công nghệ kỹ thuật hóa học; công nghệ kỹ thuật cơ điện tử; công tác công đoàn chuyên ngành quan hệ lao động.  
Từ năm nay, trường bắt đầu kế hoạch tuyển sinh sinh viên quốc tế, đào tạo tiến sĩ, và nhất là dự kiến ra số đầu tiên của Tạp chí Quốc tế về cơ học tính toán bằng tiếng Anh, dưới sự bảo trợ xuất bản của Springer, theo hình thức Open Access. Năm 2014, sẽ nỗ lực cho ra đời Tạp chí Quốc tế tiếng Anh, cũng dưới sự bảo trợ của Springer về công nghệ thông tin. Các nhóm nghiên cứu trọng điểm của trường trong 3 năm, đã liên tục công bố quốc tế, đưa trường trở thành một trong những trường có số lượng công bố quốc tế hàng đầu tại Việt Nam. Trường cũng đã có kế hoạch (2013-2014) đăng ký kiểm định ngoài và xếp hạng ĐH bởi một tổ chức quốc tế. Khách đến tham quan trường đều có niềm tin rằng trường đã đi đúng hướng trên con đường trở thành một ĐH nghiên cứu có đẳng cấp ở châu Á từ nay đến năm 2027.
Bài, ảnh: Kim Anh

Bình luận (0)