Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Trường ĐH Việt – Đức sẽ lọt vào top 200 của thế giới?

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)
Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4

Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân đánh trống khai giảng khóa đầu tiên của Trường Việt - ĐứcNgày 10-9-2008, tại lễ khai giảng Trường ĐH Việt – Đức, Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân cho biết: “Trường ĐH Việt – Đức sẽ được đầu tư xây dựng với kinh phí 100 triệu USD, trên diện tích 20ha tại khu ĐH quốc gia TP.HCM. Vốn đầu tư sẽ được vay của Ngân hàng Thế giới và đi vào ổn định trong vòng 3 năm. Tham vọng của ngành GD Việt Nam là xây dựng Trường  ĐH Việt – Đức trở thành một trong 200 trường hàng đầu thế giới từ đây đến năm 2020”.

Bước đột phá

Hiện nay không thể phủ nhận chúng ta có một số trường ĐH có chất lượng, đào tạo gắn với thực tế và theo kịp sự phát triển xã hội. Tuy nhiên, cũng còn rất nhiều trường ĐH đào tạo chưa gắn với nhu cầu xã hội, cụ thể có đến 70% sinh viên tốt nghiệp ĐH ra trường làm việc không đúng chuyên môn. Nhiều trong số đó chưa đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng, rất khó khăn tìm kiếm cơ hội việc làm. Điều đó cho thấy giáo dục Việt Nam còn nhiều bất cập cần sớm khắc phục, đồng thời để hoàn thành mục tiêu của Việt Nam đến năm 2020 sẽ đạt được 450 sinh viên/1 vạn dân. Vì vậy, “Chính phủ Việt Nam đã chủ trương đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục ĐH trong giai đoạn 2006-2020, nhằm đáp ứng về nguồn nhân lực ĐH chất lượng cao, đồng thời vươn ra các nước khu vực và trên thế giới. Việc hợp tác giữa Việt Nam và Cộng hòa Liên bang Đức là nhằm mục đích đó” – Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh. Ngài Andreas Storm, Quốc vụ khanh Bộ Giáo dục và Nghiên cứu Liên bang Đức  chia sẻ: “Giáo dục và nghiên cứu là chìa khóa cho sự phát triển kinh tế xã hội. Sự ra đời của Trường ĐH Việt – Đức là một cách minh chứng tốt nhất cho sự phát triển vượt bậc của giáo dục ĐH Việt Nam”.

Trường ĐH Việt – Đức ra đời và phát triển trên cơ sở quyết tâm đầu tư của Chính phủ Việt Nam, dựa trên tiềm năng vốn có của ĐH Quốc gia TP.HCM, sự giúp đỡ trực tiếp của các giáo sư  Đức và của bang Hessen. “Mong muốn biến ĐH Việt – Đức thành một hình mẫu của sự hợp tác khoa học trong thế kỷ 21 vượt ra ngoài biên giới Việt Nam là mục đích quan trọng và đầy tham vọng. Trong 5 năm tới, Bộ Giáo dục và Nghiên cứu Liên bang Đức sẽ dành khoảng 6 triệu Euro để tạo điều kiện cho trường đi vào ổn định. Khi nhà trường đã ổn định, chúng tôi sẽ kết hợp với DAAD (Cơ quan Trao đổi Hàn lâm Đức) xem xét chương trình học bổng tại chỗ cho sinh viên tài năng”, ông Andreas Storm, hoạch định.

Đào tạo chất lượng quốc tế

Khóa đầu tiên nhà trường đã có 70 tân sinh viên, học hai khoa kinh tế xây dựng và điện – điện tử. Đầu vào là các thí sinh thi ĐH năm 2008-2009 điểm thi từ 21 trở lên và phải tham gia kiểm tra trình độ tiếng Anh. Năm đầu các tân sinh viên sẽ được giảm 50% học phí, địa điểm học tập tại Trường ĐH Quốc gia TP.HCM trong thời gian chờ trường xây dựng (dự kiến hoàn thành vào năm 2012). Các sinh viên theo học tại Việt – Đức sẽ được học với những giáo sư đang giảng dạy tại các trường của Đức với chương trình học của ĐH Đức, phương pháp giáo dục hoàn toàn mới, sáng tạo. Hiện nay chương trình đào tạo của Đức là 3 năm nhưng ở Việt Nam đào tạo 4 năm, vì vậy năm đầu tiên sinh viên sẽ được học tiếng Anh và làm quen với tiếng Đức, đồng thời học các môn giáo dục quốc phòng, chính trị…

Ông Andreas Storm ví von: “Công tác đào tạo tại Trường Việt – Đức sẽ đi từ phòng thí nghiệm vào giảng đường và ngược lại”. GS.TS. Wolf Rieck được bổ nhiệm giữ chức vụ hiệu trưởng đầu tiên của trường và ông cũng là hiệu trưởng nước ngoài đầu tiên tại Việt Nam. Trên cơ sở đó Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân kỳ vọng: “Trường ĐH Việt – Đức sẽ tham gia tích cực vào việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, góp phần quan trọng phục vụ cho phát triển kinh tế – xã hội của đất nước và tham gia giải quyết vấn đề trong khu vực và quốc tế; sẽ trở thành một mô hình ĐH mới, có vai trò thúc đẩy giáo dục ĐH Việt Nam đổi mới toàn diện và hội nhập quốc tế”.

Văn Mạnh

 Trường ĐH Việt – Đức là trường công lập quốc tế đầu tiên được thành lập trên cơ sở hợp tác giữa hai Chính phủ Việt Nam và Cộng hòa Liên bang Đức. Trường Việt – Đức định hướng nghiên cứu theo mô hình tiên tiến của ĐH Đức, đào tạo với chất lượng đẳng cấp quốc tế.  Một ưu thế của trường là mở cửa với thế giới bên ngoài, mang tính quốc tế sâu rộng. Trường ĐH Việt – Đức sẽ trở thành ngôi trường đi đầu về bảo vệ môi trường, đóng góp về lĩnh vực giáo dục cho xã hội.

 

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)