Sự kiện giáo dụcTiêu điểm

Trường dột vì đâu?

Tạp Chí Giáo Dục

Trong cuộc sống, khó tránh va chạm nhưng cách ứng xử trước mâu thuẫn thể hiện bản lĩnh và nhân cách mỗi người. Cách ứng xử ấy đòi hỏi cao hơn ở giáo viên, bởi mọi cử chỉ, lời nói của họ tác động đến rất nhiều người.

Khát nước, cô Hạo đứng dậy, đặt chiếc túi xách ngay trên bàn trước chỗ ngồi của mình để đi rót ly nước. Là người cuối cùng bước vào phòng họp, cô Loan ngồi ngay xuống chiếc ghế trống. Quay lại thấy chiếc ghế của mình có người ngồi, cô Hạo vùng vằng tìm chỗ ngồi khác, miệng lẩm bẩm: “Có ngày tao cào cho rách mặt”.

Câu nói không đủ to để cô Loan nghe nhưng cũng đủ để lọt vào tai một số đồng nghiệp. Chuyện cũng đến tai cô Loan. Cô làm ầm lên, hội đồng trường phải mở cuộc họp phân xử chuyện bé xíu bắt đầu từ chiếc ghế. Chuyện xảy ra ở một trường tiểu học. 

Mới đây, trong cuộc họp chuyên môn Khoa Công nghệ thông tin, không biết khúc mắc thế nào, một giảng viên đấm thẳng vào mặt trưởng khoa trong sự ngỡ ngàng của nhiều đồng nghiệp. Chuyện xảy ra ở Học viện Quản lý giáo dục – nơi đào tạo những cán bộ quản lý cho ngành.

Truong dot vi dau?

Nghề giáo luôn đòi hòi sự gương mẫu của thầy cô trong mọi tình huống ứng xử (Ảnh: Thầy – trò đánh nhau xảy ra ở Trường THPT Tầm Vu, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang vào năm 2017).

Chắc chắn rằng, cô Hạo, cô Loan, hay giảng viên, trưởng khoa nọ đều đã từng thuộc lòng rất nhiều bài học đạo đức. Biết rằng trong cuộc sống, khó tránh khỏi những va chạm nhưng lựa chọn cách ứng xử trước mâu thuẫn, xung đột thể hiện bản lĩnh và nhân cách mỗi người. Cách ứng xử ấy đòi hỏi cao hơn ở giáo viên, bởi mọi cử chỉ, lời nói của họ tác động đến rất nhiều người.

Xã hội đã trân trọng dành cho họ danh xưng “thầy, cô”, đồng nghĩa với việc đặt vào đó sự kỳ vọng về kiến thức cũng như nhân cách. Do đó, một trong những nguyên tắc ứng xử đầu tiên đòi hỏi phải có ở một người khi bước chân vào trường học là tấm gương mẫu mực về lời nói, hành động, cách cư xử văn hóa, lịch thiệp. Đó là tính mô phạm trong giao tiếp, ứng xử nơi trường học.

Nếu không mô phạm, xin đừng bước chân vào nghề, bởi giao tiếp, ứng xử sư phạm không chỉ là biểu hiện của nhân cách đạo đức, mà còn thể hiện năng lực sư phạm của giáo viên. Chỉ khi biết cách hành xử, giáo viên mới tạo được mối quan hệ thân thiện, tin cậy, phá vỡ hàng rào tâm lý giữa thầy – trò, khuyến khích học sinh tự giáo dục, tự hoàn thiện nhân cách.

Mỗi người thầy gương mẫu chính là một bài học đạo đức vô giá. Một giáo viên có lối cư xử thô lỗ với đồng nghiệp ngay trong trường học thì làm sao có thể có những lời nói, hành xử chuẩn mực khi đứng trước học sinh? Chúng ra khó có thể hy vọng những thế hệ học sinh ngày nay có nhân cách tốt khi nhân cách những người dạy chúng chưa tốt.

Nguyệt Minh/Phunuonline

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)