|
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga cho biết, kỳ thi tuyển sinh tới đây sẽ có thay đổi theo hướng thiết thực, hiệu quả và ngắn gọn hơn. Cụ thể, Bộ có thể trao thí điểm cho một số trường thực hiện tự tuyển sinh để xem hiệu quả ra sao.
Theo đó, cơ sở GDĐH được tự chủ quyết định phương thức tuyển sinh và chịu trách nhiệm về công tác tuyển sinh. Các trường sẽ được tự chọn phương thức thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp vừa thi vừa xét tuyển.
“Thi tuyển trong thời gian qua vẫn nảy sinh bất cập như thi tuyển tràn lan, không công bằng, gây bức xúc xã hội. Bộ sẽ trao cho một số trường trọng điểm, có thu hút hàng đầu, trên cơ sở kết quả đó sẽ xác định thuận lợi hay bất cập ở điểm nào. Tránh việc cả xã hội phải tham gia vào mỗi đợt tuyển sinh, gây bức xúc hoặc các vấn nạn khác.
“Thi tuyển trong thời gian qua vẫn nảy sinh bất cập như thi tuyển tràn lan, không công bằng, gây bức xúc xã hội. Bộ sẽ trao cho một số trường trọng điểm, có thu hút hàng đầu, trên cơ sở kết quả đó sẽ xác định thuận lợi hay bất cập ở điểm nào. Tránh việc cả xã hội phải tham gia vào mỗi đợt tuyển sinh, gây bức xúc hoặc các vấn nạn khác.
Việc thay đổi như thế sẽ được thực hiện từng bước và để cho học sinh có bước chuẩn bị, vì thay đổi như thế sẽ ảnh hưởng tới bậc học phổ thông. Sau đợt tổng kết ĐH sắp tới, sẽ có một số trường đăng ký để thực hiện thí điểm; Bộ sẽ cân nhắc, xem xét khả năng, tiềm lực từng trường. Việc trao quyền tự chủ ra đề thi này, trước mắt chỉ áp dụng cho một số trường công lập “top đầu” – Thứ trưởng Ga thông báo.
Để rộng đường cho việc thí điểm này, ngày 2/11 tới, Bộ GD&ĐT sẽ báo cáo Quốc hội dự thảo Luật GDĐH (lần 5). Trong dự thảo lần thứ 5 này, yếu tố quyền tự chủ sẽ được giải quyết triệt để. Trong luật GDĐH lần này, Ban soạn thảo khẳng định sẽ giao quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục đại học, nhưng chưa ngay lập tức mà cần có bước đi và điều kiện cụ thể. Những trường nào vi phạm quyền tự chủ sẽ bị thu hồi.
Để rộng đường cho việc thí điểm này, ngày 2/11 tới, Bộ GD&ĐT sẽ báo cáo Quốc hội dự thảo Luật GDĐH (lần 5). Trong dự thảo lần thứ 5 này, yếu tố quyền tự chủ sẽ được giải quyết triệt để. Trong luật GDĐH lần này, Ban soạn thảo khẳng định sẽ giao quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục đại học, nhưng chưa ngay lập tức mà cần có bước đi và điều kiện cụ thể. Những trường nào vi phạm quyền tự chủ sẽ bị thu hồi.
Ong Ngô Kim Khôi – Phó vụ trưởng phụ trách Vụ GDĐH cho biết: “Việc giao quyền tự chủ cho các trường sẽ có lộ trình cụ thể, căn cứ trên năng lực, vị trí nhiệm vụ, kết quả kiểm định của các trường chứ không giao đồng loạt. Vì vậy, thời gian tới, Bộ GD&ĐT vẫn tổ chức thi “ba chung” nhưng sẽ có điều chỉnh theo hướng trao quyền tự chủ cho các trường”.
Liên quan đến vấn đề này, Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho rằng, giao quyền tự chủ không thể giao đồng loạt cho các trường. Vì hiện có những trường thành lập lâu, có trường mới thành lập nên năng lực quản lí trong toàn hệ thống các trường không đồng nhất.
Liên quan đến vấn đề này, Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho rằng, giao quyền tự chủ không thể giao đồng loạt cho các trường. Vì hiện có những trường thành lập lâu, có trường mới thành lập nên năng lực quản lí trong toàn hệ thống các trường không đồng nhất.
“Nếu chúng ta giao quyền tự chủ đồng loạt, trường nào cũng như trường nào sẽ xảy ra sự hỗn loạn trong toàn hệ thống. Vì vậy, giao quyền tự chủ cần phải căn cứ vào năng lực quản lí của từng trường và cần có một lộ trình cụ thể. Một trong những lộ trình đó là kết quả kiểm định, đây là yếu tố quan trọng cho các cơ quan chức năng căn cứ vào đó để giao quyền tự chủ cho các trường” – Thứ trưởng Ga cho biết.
Theo Thanh Châu
(VnMedia)
Bình luận (0)