Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Trường gặp khó do… thừa giáo viên

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Các trưng THPT ti TP.HCM đang lo ngi v tình trng tha giáo viên cc b nhiu b môn khi Chương trình GDPT 2018… v đích trong năm hc ti.


Khi trin khai Chương trình GDPT 2018  bc THPT dn đến thc trng tha giáo viên  nhiu b môn (hình minh ha)

Năm học 2024-2025, Chương trình GDPT 2018 sẽ phủ đều khắp các khối lớp phổ thông. Ở bậc THPT, nhiều nhà trường đang lo ngại về thực trạng thừa giáo viên cục bộ ở nhiều môn học do không được học sinh lựa chọn.

Trưng nào cũng… dư

Tại Trường THPT Tây Thạnh (quận Tân Phú), nỗi lo về việc thừa giáo viên các bộ môn như Công nghệ, Địa lý, Giáo dục Kinh tế và pháp luật đang hiện hữu.

Thầy Nguyễn Quang Đạt – Hiệu trưởng nhà trường nêu ví dụ, hiện nay môn Kinh tế và pháp luật nhà trường có 4 giáo viên, quy định về số tiết nghĩa vụ là 17 tiết/giáo viên/tuần, như vậy tổng số là 68 tiết/tuần, như vậy ít nhất nhà trường phải có 30 lớp vì môn học này hiện chỉ có 2 tiết/tuần. Thế nhưng hiện nay số học sinh chọn nhóm môn học này ở 2 khối 10, 11 lại rất ít.

“Trong năm học tới, nhà trường đang tính đến việc xây dựng các nhóm môn học lựa chọn làm sao cân đối các môn học để phù hợp, làm sao hài hòa với nguyện vọng của học sinh nhưng phải đảm bảo với thực tế của nhà trường chứ nếu không thì quá dư thừa giáo viên”.

Theo thầy Hoàng Sơn Hải – Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Chí Thanh (quận Tân Bình), thực trạng thừa giáo viên khi thực hiện Chương trình GDPT 2018 ở bậc THPT là thực tế đang xảy ra ở hầu hết các trường THPT và ở hầu hết các môn học lựa chọn. Thực trạng này sẽ càng hiện hữu hơn nữa trong năm cuối triển khai chương trình mới sau khi học sinh đã lựa chọn nhóm môn học lựa chọn.

“Nếu như trước đây với chương trình cũ, ở tất cả các môn học, học sinh đều bắt buộc phải học thì hiện nay trong chương trình mới, học sinh được quyền lựa chọn học các nhóm môn học mà mình yêu thích, gắn với định hướng nghề nghiệp sau này. Như vậy, việc dôi dư giáo viên ở các môn ít được học sinh lựa chọn là chắc chắn. Tại trường, ở hầu hết các môn học lựa chọn đều có nguy cơ thừa giáo viên, điển hình là các môn sinh, địa, lý, hóa…, là những môn học sinh ít lựa chọn trong nhóm môn học lựa chọn”.

Tương tự, thầy Đỗ Đình Đảo – Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Hữu Thọ (quận 4) cho biết, điều nhà trường đang lo lắng là khi chương trình mới cuốn chiếu đến khối 12 thì việc dư thừa giáo viên sẽ càng rõ rệt hơn. Đối với nhà trường, các giáo viên vật lý, hóa học, sinh học, công nghệ, giáo viên nghề… đang dôi dư vì học sinh ít lựa chọn, được sắp xếp phụ trách các môn học giáo dục địa phương, Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp.

Khó cho trưng

Trước thực trạng thừa giáo viên ở nhiều môn, giải pháp được các trường THPT tại TP.HCM tính đến đó là phân công, sắp xếp đội ngũ giáo viên dôi dư đảm nhiệm các công việc khác trong trường. Cụ thể là phân công giảng dạy 2 bộ môn mới là Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp và Nội dung giáo dục địa phương. Dù vậy, thực tế triển khai vẫn gặp nhiều khó khăn.

“Hiện tại 2 bộ môn mới là Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp và Nội dung giáo dục địa phương chưa có giáo viên chuyên trách. Vì thế 2 năm nay khi triển khai chương trình mới, nhà trường thực hiện phân công các giáo viên ít tiết phụ trách giảng dạy để đảm bảo có giáo viên và đảm bảo đủ số tiết nghĩa vụ cho thầy cô” – Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Chí Thanh cho hay.


Th
c tế đòi hi các trưng THPT phi tính toán, sp xếp phù hp nhóm môn hc la chn

Tuy nhiên, theo thầy Hải, cái khó của trường hiện nay là không phải giáo viên môn nào dư cũng có thể phân công giảng dạy 2 bộ môn mới được mà phải có sự phù hợp. Đặc biệt là không phải giáo viên nào cũng sẵn sàng phụ trách lĩnh vực mà mình tay ngang…

“Dù được bồi dưỡng, tập huấn để có thể đảm nhiệm vai trò giáo viên bộ môn mới song nếu phân công giáo viên không phù hợp thì môn học sẽ không đạt hiệu quả. Hơn nữa, khi điều chuyển một giáo viên đang phụ trách một môn học mà họ được đào tạo bài bản sang một môn học khác chưa được đào tạo sâu thì ít nhiều đều tạo sự tâm tư cho đội ngũ. Hiện nay, nhà trường chỉ có thể vận động là chính chứ không thể ép buộc giáo viên được”.

Hiệu trưởng này cho rằng, để các trường THPT có thể giải quyết bài toán vừa thừa, vừa thiếu giáo viên thì Bộ GD-ĐT cần có thông tư để hiệu trưởng có thể phân công giáo viên một cách phù hợp. Với những giáo viên còn trẻ thì nên được đào tạo, bồi dưỡng lại để phụ trách các bộ môn khác.

Lo ngại về bài toán thừa giáo viên khi triển khai Chương trình GDPT 2018, năm học 2023-2024, Trường THPT Nguyễn Khuyến (quận 10) từng áp dụng hình thức đưa ra các tiêu chí phụ khi học sinh lựa chọn nhóm môn học lựa chọn để đảm bảo hài hòa nguồn lực triển khai các môn học lựa chọn. Dù vậy, thời điểm đó cách làm này được xem là nhà trường “đẩy cái khó” về cho học sinh, dấy lên nhiều tranh cãi.

“Thực sự là rất khó cho trường. Việc xây dựng nhóm môn học lựa chọn được nhà trường thực hiện vừa đảm bảo quyền lợi cho học sinh song phải hài hòa, phù hợp với đặc thù đội ngũ của nhà trường. Khi học sinh chọn quá nhiều ở một nhóm môn học nào đó thì sẽ phát sinh tình trạng thiếu và thừa giáo viên ở một số môn học. Nếu dôi dư giáo viên quá nhiều thì việc sắp xếp sẽ rất khó” – đại diện Trường THPT Nguyễn Khuyến bày tỏ.

Lãnh đạo trường này thẳng thắn: Khi thực hiện Chương trình GDPT 2018, dù nhà trường có sự chủ động về cách thức triển khai song riêng về đội ngũ thì lại bị động bởi phụ thuộc và sự lựa chọn của học sinh trong từng năm học. Năm học 2024-2025 là năm cuối thực hiện chương trình mới, việc dôi dư giáo viên sẽ càng rõ rệt hơn, đòi hỏi nhà trường phải linh hoạt hơn nữa trong tổ chức nhóm môn học lựa chọn để vừa đảm bảo quyền lợi cho học sinh, vừa phù hợp với đội ngũ.

Hiệu trưởng một trường THPT tại huyện Hóc Môn cũng cho biết, trường hiện có 4 giáo viên sinh học, thế nhưng hiện nay khối 10 chỉ có 3 lớp chọn môn này, khối 11 có 2 lớp… Khả năng thừa giáo viên bộ môn này trong năm học tới là không thể tránh khỏi. Nhà trường chỉ có thể đưa giáo viên dôi dư ra đứng lớp phụ trách các môn học mới song phải có sự tư vấn, làm công tác tư tưởng cho đội ngũ vì khác chuyên môn của thầy cô.

“Khi triển khai Chương trình GDPT 2018 đến thời điểm này, việc giảng dạy là ổn, đội ngũ không còn gặp khó khăn. Tuy nhiên, cái khó là ở mặt nhân sự, dù nhà trường có chủ động thế nào thì thực tế vẫn có sự biến động vì học sinh được quyền lựa chọn nhóm môn học. Như vậy, bài toán khó là nhà trường làm sao phải hợp lý, phù hợp, lường trước những khó khăn nếu không sẽ phát sinh ra tình trạng: giáo viên dôi dư thì không giải quyết được, giáo viên thiếu lại mời hợp đồng, trên cơ sở phải đảm bảo quyền lợi cho học sinh” – hiệu trưởng này băn khoăn.

Đ Giang Quân

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)