Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Trường học có bình yên mới có hạnh phúc!

Tạp Chí Giáo Dục

Năm hc 2022-2023 đưc xác đnh là năm trng tâm ca đi mi. Trong đó, mc tiêu hưng ti “Ngôi trưng hnh phúc” đưc cho là nhim v ln ca ngành giáo dc.


Hc sinh lp 11A3 Trưng THPT Phưc Long (TP.Th Đc) trong tiết hc môn ng văn (nh minh ha)

Ngày nay, mục tiêu giáo dục không chỉ nhắm tới việc truyền giảng kiến thức mà còn hướng tới việc phát huy tính tích cực, chủ động của người học, phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh, giúp các em khám phá được giá trị của bản thân. Xã hội phát triển lại càng đề cao nhận thức cá nhân, tôn trọng sự đa dạng và khác biệt. Giáo dục cũng dần thay đổi. Trong việc giảng dạy hiện nay đang áp dụng nhiều phương pháp dạy học tích cực, trong đó dạy học theo hướng cá thể hóa là dạy theo năng lực của từng đối tượng học sinh nhằm giúp các em học tập tốt hơn, phát huy hết khả năng của mình. Điều này là hết sức cần thiết vì trong một lớp khả năng tiếp thu và trình độ của học sinh không đồng đều. Tuy nhiên, việc dạy học theo xu hướng này không dễ dàng.

Hc sinh cn đưc tôn trng!

Để xây dựng một ngôi trường hạnh phúc, tôi cho rằng cần có một số tiêu chí sau: Thứ nhất, con người thân thiện, thấu hiểu, tôn trọng, tin tưởng. Thứ hai, môi trường học tập an toàn, tăng cường giao tiếp. Thứ ba, quản lý trường học thực hiện tốt quy chế dân chủ.

Ngày nay liên lạc dễ dàng nhưng giao tiếp lại khó khăn. Khi xảy ra một sự việc trái quan điểm, người ta khó có thể ngồi xuống để nói chuyện với nhau mà lại đi tìm sự giải quyết từ bên ngoài, từ mạng xã hội. Do vậy, việc trước tiên cần làm là tạo được tiếng nói chung giữa nhà trường và gia đình, giữa giáo viên và phụ huynh, học sinh. “Tôn sư trọng đạo” vẫn là giá trị cốt lõi. Cần nhấn mạnh rằng vị trí công tác của giáo viên dưới sự phân công, điều hành của ban giám hiệu nhà trường. Mọi vấn đề xảy ra trong nhà trường thì ban giám hiệu đều phải nắm bắt thông tin và có trách nhiệm giải quyết. Trách nhiệm của người đứng đầu là phải đi đầu chịu trách nhiệm. Do đó, nhà trường cần đưa ra một số quy tắc ứng xử đối với giáo viên, với học sinh và với cả phụ huynh. Cũng cần xác định rõ vai trò của nhà trường, của giáo viên, của phụ huynh, học sinh để phân định trách nhiệm, quyền hạn cụ thể. Nhà trường cần tiếp thu những kiến nghị, thắc mắc, bức xúc của phụ huynh để kịp thời chấn chỉnh và xử lý những sai sót, tiêu cực ngay từ những phát hiện đầu tiên. Ngôi trường hạnh phúc là khi nhà trường được tin tưởng, giáo viên được tôn trọng, học sinh được thấu hiểu, phụ huynh được an tâm. Hạnh phúc phải là nỗ lực từ cả hai phía. Cần đặt mình vào vị trí của người khác mà cảm thông cho nhau.

Nơi bình yên đang không bình yên!

Bạo lực học đường là những hành động, lời nói, xâm phạm đến danh dự, thân thể của học sinh, giáo viên, nhân viên trong môi trường giáo dục. Những tổn thương thể chất có thể sẽ lành nhưng tổn thương tâm lý tích tụ trong một thời gian dài sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Nguyên nhân của bạo lực học đường thường do những mâu thuẫn bốc đồng, những hiểu lầm không đáng hoặc chỉ vì người đó muốn sử dụng hành vi bắt nạt để thể hiện bản thân. Bạo lực là biểu hiện tâm lý ỷ lớn hiếp bé, ỷ mạnh hiếp yếu, xuất phát từ những tác động của mặt trái xã hội, ảnh hưởng bởi lối sống thiếu lành mạnh, bị chi phối bởi việc lạm dụng mạng xã hội, bởi sự thiếu quan tâm của gia đình hoặc từ sự quản lý lỏng lẻo của nhà trường. Vấn nạn này rất đáng lo ngại, báo động về tình trạng suy giảm trầm trọng về đạo đức của học sinh. Do vậy, cần quan tâm một cách thấu đáo và có những biện pháp hữu hiệu kịp thời để ngăn chặn, đẩy lùi những hành vi tiêu cực, kịp thời uốn nắn đạo đức học sinh, đem đến một môi trường học tập bình yên, hạnh phúc.

Không ai muốn mình bị xem là người xấu. Nhưng vì những hành động sai trái làm chúng ta trở nên xấu xí trước mặt người khác. Trẻ có khuynh hướng bạo lực vì các em chưa biết cách giao tiếp, vì các em bắt chước những hành động của người lớn. Ban đầu trẻ có thể vô thức bắt chước, nhưng lâu dần trở thành thói quen và trẻ tự cho phép mình được hành xử như vậy. Có một điều gây tác hại rất lớn với trẻ khi bị so sánh với người khác, dễ gây áp lực không đáng có, khiến trẻ bị tổn thương dẫn tới tâm lý tự ti hoặc tìm cách đổ sự dồn nén đó lên một ai khác. Do vậy, khi trẻ được yêu thương sẽ bớt bạo lực.

K năng giao tiếp là chìa khóa đ gii quyết bo lc trong hc đưng

Khẩu hiệu trong trường học “Dân chủ, kỷ cương, tình thương, trách nhiệm” vẫn còn mang những giá trị bền vững. Kỹ năng giao tiếp tốt thể hiện được sự tự tin của bản thân, tạo ra môi trường giao tiếp thân thiện, giúp giảm áp lực tâm lý, giảm bớt xung đột căng thẳng và ngăn ngừa bạo lực trong học đường. Thách thức hiện nay với ngành giáo dục là đang bị quá nhiều tác động của dư luận bên ngoài, bị soi chiếu, bị phán xét trong quá trình giáo dục học sinh. Giáo dục là một quá trình rèn giũa, tôi luyện đạo đức, hành vi, nhân cách của học sinh. Đây là quá trình rất khó khăn, đòi hỏi sự nỗ lực từ các em. Gia đình và nhà trường đều có chung mong muốn học sinh trở thành người tài giỏi, người có ích. Nhưng dường như những rạn nứt trong mối quan hệ thầy trò, giữa giáo viên và phụ huynh, các chuẩn mực ứng xử văn hóa học đường đang trở nên ăn sâu hơn, xuất hiện thường xuyên hơn kể từ khi mạng xã hội phát triển mạnh mẽ.

Khi xảy ra các vấn đề học đường, chúng ta có thể giao tiếp một cách hiệu quả hơn bằng cách ngồi lại nói chuyện, trao đổi nhẹ nhàng, lắng nghe nhau thì có lẽ sẽ không xảy ra những câu chuyện xung đột không đáng có. Khác biệt về quan điểm, khác biệt về góc nhìn với cùng một sự việc, vì sao mọi thứ cứ phải “đưa hết lên mạng”?

Trưng hc hnh phúc s không còn áp lc?

Có người cho rằng chỉ cần học sinh cảm thấy thoải mái khi đến trường thì sẽ không còn bị áp lực. Nhiệm vụ của học sinh tới trường là để học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục, các quy tắc ứng xử, tôn trọng người khác, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, thực hiện nội quy, chấp hành quy định của pháp luật… Theo tôi, đã là việc học thì phải có áp lực. Học sinh cần chủ động giải quyết áp lực đó thay vì thụ động hứng chịu. Nhà trường cần tạo một môi trường học tập năng động, cho phép học sinh tương tác với giáo viên nhiều hơn, tạo những sân chơi để các em phát huy năng khiếu, kỹ năng giao tiếp ứng xử. Thầy cô cần quan tâm học sinh, dành sự khen ngợi tích cực với những tiến bộ của các em, tạo các điều kiện thuận lợi trong quá trình học tập, kiểm tra đánh giá bằng nhiều hình thức. Một học sinh hạnh phúc trong học tập là khi các em cảm thấy hài lòng với những gì mình nhận được. Có khi những gì dễ dàng đạt được lại chưa chắc đem lại hạnh phúc. Không nên quá khắt khe nhưng cũng đừng buông lỏng. Học sinh cần được chỉ bảo, nhắc nhở và cần được tôn trọng. Thầy cô gần gũi để hiểu học sinh là điều tốt nhưng giữa thầy và trò vẫn phải có một khoảng cách nhất định, thầy ra thầy, trò ra trò.

Trường học hạnh phúc hướng tới việc hình thành các giá trị cốt lõi là yêu thương, an toàn và tôn trọng. Ở môi trường đó, từng thành viên từ lãnh đạo nhà trường, giáo viên, học sinh đều cảm thấy mỗi ngày đến trường là một ngày vui, xem trường học như chính gia đình mình. Mỗi người cần làm tốt những gì có thể trong vai trò trách nhiệm của mình. Còn những điều chưa thể làm được thì sẽ có mọi người chung tay cộng tác.

Lâm Vũ Công Chính

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)