Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Trường học hạnh phúc – nhìn từ việc xây dựng không gian học đường

Tạp Chí Giáo Dục

S GD-ĐT TP.HCM đã ban hành B tiêu chí trưng hc hnh phúc trong các cơ s giáo dc trên đa bàn thành ph. Tính đến thi đim hin ti, đây là đa phương đu tiên trong cc có mt b tiêu chí rt c th, rõ ràng v mô hình trưng hc này.


Hc sinh mt trường tiu học tại TP.HCM thích thú vi không gian hc đưng trong dịp Tết Nguyên đán 2023 (nh minh ha). Ảnh: N.T  

Theo đó, bộ tiêu chí bao gồm 18 tiêu chí, với 3 nhóm tiêu chuẩn chính, gồm: Nhóm tiêu chuẩn con người (6 tiêu chí); nhóm tiêu chuẩn dạy học và hoạt động giáo dục (8 tiêu chí). Riêng nhóm tiêu chuẩn môi trường, Sở GD-ĐT TP.HCM đặt ra 4 tiêu chí. Cụ thể, 4 tiêu chí của nhóm này là: Môi trường học tập thân thiện, an toàn, không có bạo lực, bắt nạt, kể cả bắt nạt trực tuyến; kỷ luật tích cực được áp dụng trong nhà trường; trường học đạt tiêu chuẩn về trường học xanh; tầm nhìn và công tác lãnh đạo của nhà trường hướng đến những ưu tiên xây dựng trường học hạnh phúc. Ý kiến của chúng tôi dưới đây bàn thêm về việc xây dựng không gian học đường – một nhân tố quan trọng trong việc xây dựng trường học hạnh phúc.

Không gian hc đưng chưa tht s an toàn

Còn nhớ cách đây không lâu, trong dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, một giàn giáo đã đổ ập xuống trong lúc học sinh đang dự lễ tại Trường Tiểu học Huỳnh Văn Bánh, xã Vĩnh Lộc A, huyện Bình Chánh. Đáng chú ý nhất là sự việc đau lòng xảy ra vào ngày 26-5-2020 tại Trường THCS Bạch Đằng (quận 3) – một cây phượng bật gốc ngã khiến một học sinh tử vong và nhiều em bị thương… Mới đây, trong buổi đối thoại với lãnh đạo nhà trường, học sinh lớp 10 của một trường THPT tại TP.HCM bức xúc: “Có một số kẻ biến thái thường quấy rối các em ở phía cổng sau của trường”. Hay việc vì có nhiều kẻ xấu trà trộn vào phụ huynh chờ đón con trước cổng trường để cướp giật điện thoại của học sinh nên ban giám hiệu một trường THPT tại quận Tân Phú đã thường xuyên khuyến cáo học sinh chú ý. Cùng với đó là rất nhiều hiện tượng tiêu cực khác đang đe dọa, bủa vây không gian trường học, như tiếng ồn xung quanh trường (có khi học sinh đang ngồi học nhưng phía bên ngoài trường có nhóm người đang ngồi nhậu và hát karaoke), tệ nạn xã hội xì ke ma túy, nạn bắt cóc trẻ em… Có thể nói, không gian học đường hiện nay đang đứng trước nhiều áp lực từ cái xấu, cần được ý thức xây dựng một cách văn hóa, an toàn, lành mạnh.

Cn xây dng không gian hc đưng như thế nào?

Lâu nay, nhiều người đã quá quen với khẩu hiệu của ngành giáo dục, thường được treo trước cổng các trường: “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. Khẩu hiệu này mục đích chính là chủ trương nhằm giảm áp lực học hành, căng thẳng thi cử, tạo niềm vui cho người học mỗi ngày khi đến trường. Tuy nhiên, thực tế để có niềm vui đến lớp, không chỉ dừng lại ở việc học tập, thi cử cho đối tượng học sinh, mà còn phải kể đến các yếu tố khác trong trường học như: cảnh quan, sinh hoạt, giải trí, thể thao, nghỉ ngơi, ăn uống… cho đối tượng người học và cả người dạy. Tất cả các yếu tố đó gọi chung là không gian trường học. Cho nên, ngoài hoạt động chuyên môn giảng dạy, trường học cần hướng đến xây dựng một không gian học đường: an toàn; xanh – sạch – đẹp; có tính văn hóa, giáo dục cao; thân thiện, đầm ấm và tiện lợi… Tính an toàn thể hiện trong việc đảm bảo sức khỏe, an ninh cho người dạy và người học. Hạn chế tối đa các sự cố do xây dựng, cây xanh, do sự tác động xấu từ môi trường sống xung quanh (mưa nắng, tệ nạn xã hội, âm thanh xô bồ, ô nhiễm…) vào nhà trường. Không gian xanh – sạch – đẹp là không gian đáp ứng tối thiểu về cây xanh, bóng mát, khu tiểu cảnh, hòn non bộ; thường xuyên quét dọn vệ sinh, thùng rác và nhà vệ sinh phải nằm nơi tiện lợi; từ màu sơn, ghế đá, ghế xích đu, hàng cây, tranh ảnh… đều làm nên vẻ đẹp cho không gian trường.


Quán cà phê xanh – sch – đp trong khuôn viên Trưng THPT Tây Thnh  (nh minh ha). Ảnh: Y.H

Tính văn hóa, giáo dục của không gian học đường thể hiện chủ yếu ở các bảng hiệu được bài trí trước cổng trường, sân trường, trong từng lớp học. Các bảng hiệu này có tính định hướng giáo dục về mục đích, lý tưởng, phương pháp, kỹ năng, quý thầy yêu bạn… tác động trực quan đến học sinh. Tính thân thiện, đầm ấm và tiện lợi chủ yếu ở cách tổ chức, sắp xếp của nhà trường về phương tiện, phòng ốc, căng tin, khu thể thao, phương tiện giải trí, việc ăn nghỉ, các phương tiện phục vụ học tập, sinh hoạt, đi lại. Thời gian qua, nhiều trường đã xây dựng được không gian lý tưởng như trang trí tranh tường, tạo khu tiểu cảnh, tạo Không gian văn hóa Hồ Chí Minh, trang bị các thiết bị nghe nhìn hiện đại. Có trường đầu tư luôn cả trạm sạc điện để giúp học sinh sạc xe đạp điện và xe máy điện khi gặp tình huống hết pin.

Không gian học đường lành mạnh còn được nhà trường tạo mọi điều kiện cho học sinh được sinh hoạt, vui chơi trong các giờ ra chơi, giúp các em có tác phong nhanh nhẹn, hoạt bát, tránh thụ động, ù lì, mạnh dạn hòa nhập với xu thế mới của xã hội. “Vì thế, ngoài các phong trào thi đua được tổ chức trong các giờ chơi, nhà trường còn tận dụng thời gian này để phát huy vai trò, kỹ năng của các câu lạc bộ trong trường. Như câu lạc bộ phát thanh, truyền thông; câu lạc bộ thể thao, nhảy hiện đại; câu lạc bộ văn nghệ; câu lạc bộ đọc sách tại thư viện…”, phó hiệu trưởng một trường THPT tại TP.HCM nêu quan điểm.      

Tuy nhiên, do hoàn cảnh khách quan lẫn chủ quan, nhiều trường học chưa đáp ứng hết các yêu cầu về không gian trường học nói trên. Cần thấy rằng, nếu có một không gian học đường tốt, học sinh sẽ thêm yêu trường mến lớp, học tập thuận lợi và tiến bộ hơn. Giáo viên cũng sẽ thêm yêu nghề, sẽ cống hiến nhiều hơn và gắn bó với trường như là “ngôi nhà thứ hai” của mình. Theo thầy Nguyễn Quang Đạt (Hiệu trưởng Trường THPT Tây Thạnh, quận Tân Phú): “Xây dựng một không gian trường học lành mạnh, thân thiện là kéo gần lại hơn khoảng cách giữa thầy và trò, giữa các đồng nghiệp giáo viên… Đó là điều kiện tiên quyết dẫn đến thành công trong việc dạy và học”. Tại Trường THPT Tây Thạnh, trong nhiều năm nay, khẩu hiệu “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” được nhà trường hiện thực hóa với cả học sinh và giáo viên. “Khi xây dựng trường học hạnh phúc, nhân tố đầu tiên mà nhà trường quan tâm là giáo viên, làm sao thầy cô phải luôn cảm thấy được thoải mái, vui vẻ khi ở trường, hạnh phúc khi đến trường. Bởi chỉ khi thầy cô thoải mái, vui vẻ thì mới có thể tạo ra những giờ học hạnh phúc cho học sinh”, thầy Nguyễn Quang Đạt cho biết.

Trn Ngc Tu

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)