Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Trường học phải là “pháo đài” ngăn chặn ma túy

Tạp Chí Giáo Dục

Hc sinh, sinh viên, giáo viên phi là nhng ngưi nhn din đúng, nhn thc đy đ, quyết tâm bài tr t nn ma túy, tuyt đi không đ ma túy xâm nhp vào hc đưng…


M
t bui tuyên truyn v phòng chng ma túy trong nhà trưng

Ông Trần Xuân Cung (Chi cục Phòng, chống tệ nạn xã hội TP.HCM) nhấn mạnh điều này tại chương trình tập huấn tuyên truyền phòng chống ma túy trong trường học năm học 2021-2022 do Sở GD-ĐT TP.HCM tổ chức mới đây.

Không th, không gi ma túy dù ch mt ln

Ông Trần Xuân Cung khẳng định, các loại ma túy mới xuất hiện như tem giấy, cỏ Mỹ, muối tắm, nấm ảo, bóng cười, nước dâu, nước xoài… đã và đang gây ra nhiều hệ lụy cho xã hội. Tình trạng ngáo đá diễn ra ngày càng nhiều, ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự và an toàn xã hội trên địa bàn thành phố. Nguyên nhân sử dụng ma túy ở lứa tuổi học sinh, sinh viên thường bắt đầu từ việc bản thân tò mò, muốn thể hiện, khám phá, trải nghiệm, học hành sa sút, thất tình, mất việc; gia đình bố mẹ bất hòa, ly hôn, thiếu sự quan tâm, quá chiều chuộng; mối quan hệ phức tạp, bị bạn bè rủ rê, lôi kéo; nhận thức chưa đúng về ma túy và tác hại của nó… “Nhiều gia đình có điều kiện, quan tâm và chiều chuộng con chỉ bằng vật chất và tiền bạc; buông lỏng không có sự quản lý, giám sát dẫn đến con ăn chơi lêu lổng, không chịu học hành, sa vào mối quan hệ bạn bè không tốt, xài tiền vào các cuộc chơi vô bổ, nghiện ngập. Hầu hết các tình trạng nghiện ngập đều bắt đầu từ những cuộc chơi và sự rủ rê, cộng với bản tính tò mò “thử cho biết” của tuổi mới lớn. Ma túy không phải là trò đùa, nó không trừ bất cứ ai. Theo đó, bất cứ người nào liên quan đến ma túy đều có kết cục không tốt”, ông Cung cảnh báo.

Đặc biệt, ông Cung cho rằng trong thời đại công nghệ phát triển như hiện nay, phụ huynh cần quan tâm con mình nhiều hơn nữa theo từng độ tuổi. Quan tâm đến giờ giấc sinh hoạt, mối quan hệ bạn bè của con. Khi cho tiền cần phải xem con có tiêu vào những việc chính đáng hay không… Trong cuộc chiến chống ma túy, ông Cung nhấn mạnh, chỉ còn cách giáo dục thế hệ trẻ nhận biết để tránh xa những cuộc chơi mang tính nghiện ngập. Nhà trường phải trở thành “pháo đài” ngăn chặn ma túy; học sinh, sinh viên, giáo viên phải là những người nhận diện đúng, nhận thức đầy đủ, quyết tâm bài trừ tệ nạn ma túy, tuyệt đối không để ma túy xâm nhập vào học đường. Mỗi bạn trẻ sẽ là “một chiến sĩ” trong phòng chống ma túy để bảo vệ sức khỏe cho chính mình, gia đình, góp phần bảo đảm trật tự an toàn xã hội. Không thử, không giữ ma túy dù chỉ một lần.

Bóng cưi, shisha là con đưng ngn nht dn đến ma túy

Trung úy Nguyễn Khắc Anh (Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy – PC04, Công an TP.HCM) nhận định, tội phạm ma túy ngày nay rất phức tạp, gia tăng theo hàng năm. Các đối tượng xấu sử dụng học sinh để vận chuyển ma túy, đôi khi chỉ là đoạn đường ngắn thôi; học sinh vì ngây thơ, cả tin mà tiếp tay. Ngoài ra, các đối tượng xấu còn chủ động tiếp cận khi học sinh đi máy bay, nhờ các em cầm ma túy nhưng sẽ không nói là ma túy và trả công các em bằng một số tiền lớn. “Việc nhẹ nhàng mà lại có lợi lớn thì khả năng là trái pháp luật”, Trung úy Anh cảnh báo.

Trung úy Anh thông tin, theo quy định của Chính phủ, có 540 chất ma túy và 57 tiền chất ma túy. Hiện nay, các loại ma túy thường gặp tại Việt Nam bao gồm cần sa, ma túy đá, thuốc lắc, cỏ Mỹ. Những năm gần đây, tệ nạn thanh thiếu niên sử dụng thuốc lắc ngày một tăng. Dưới tác động của thuốc lắc, các em không làm chủ được bản thân, buông thả trong quan hệ tình dục dẫn đến lây nhiễm HIV, gây rối loạn nhân cách, mắc các bệnh tâm thần. Đặc biệt, ma túy đá là “đỉnh cao” của sự nguy hiểm. Thành phần của ma túy đá gần như thuốc lắc nhưng được bào chế ở dạng thức tinh thể, một chất gây nghiện cực mạnh. Khi sử dụng, ma túy đá tác dụng trực tiếp vào não bộ, gây kích thích hệ thần kinh trung ương, gây hoang tưởng, ảo giác cho người dùng khiến họ dám làm những điều mà khi tỉnh táo không dám làm như rạch vào da thịt, chạy xe tốc độ cao, nhảy sông, nhảy lầu, giết người… “Đối tượng sử dụng ma túy đá lâu ngày thường xuất hiện các ảo giác, nguy hiểm đến mức “vang thành tiếng” khiến đối tượng bị cuốn vào tình huống nào đó như nghĩ mình là Tôn Ngộ Không, Điệp viên 007… Khi bị cuốn vào những điều này thì lập tức trong đầu xuất hiện những âm thanh khiến tình huống trở nên thực tế, sinh động, dần dẫn đến mất kiểm soát, gây hại cho bản thân và người xung quanh, gọi là hiện tượng “ngáo đá””, Trung úy Anh phân tích.

NHIU TR EM 13-14 TUI ĐÃ S DNG MA TÚY

Theo số liệu thống kê của Bộ Công an, cả nước hiện có hơn 235.000 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý. Trong đó, người dưới 16 tuổi chiếm 0,1%; từ 16-30 tuổi chiếm 48%. Đáng chú ý, có khoảng 60% người sử dụng ma túy lần đầu tiên có độ tuổi từ 15-25 tuổi. Nhiều loại, chủng loại ma túy giá thành rẻ, dễ sử dụng, nhiều trẻ 13-14 tuổi đã sử dụng ma túy. Thậm chí, nhiều trường hợp trẻ 13-14 tuổi đã thường xuyên rối loạn tâm thần, hoang tưởng, rối loạn nhịp tim… như người nghiện ma túy lâu năm. Tại TP.HCM, số liệu của Chi cục Phòng, chống tệ nạn xã hội TP.HCM cho thấy, tính đến tháng 11-2021, toàn thành phố có 27.957 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý…


Trung úy Nguy
n Khc Anh (PC04, Công an TP.HCM) trao đi v các loi ma túy hin có trên th trưng

Theo Trung úy Anh, tính nguy hiểm của ma túy đá là người sử dụng không nhận thức được sự nguy hiểm của nó. Nhiều người thậm chí đã cai nghiện vài năm nhưng khi tái hòa nhập cộng đồng tiếp tục sử dụng lại, nhất là khi gặp phải một tình huống nào đó trong cuộc sống. Hiện nay chưa có một phác đồ điều trị nào cắt được cơn nghiện ma túy đá. Một khi đã dính vào rồi thì cả cuộc đời người nghiện sẽ luôn nhớ cảm giác mà nó mang lại, rất dễ tái nghiện.

Cảnh báo giới trẻ, Trung úy Anh nhấn mạnh, bóng cười, shisha không phải là ma túy nhưng là khởi đầu để dẫn đến ma túy. Ban đầu là sử dụng bóng cười, shisha, sau đó sẽ đến ma túy. Nghiện ma túy sẽ dẫn đến tội phạm. “Cái giá phải trả khi sử dụng ma túy là rất đắt, có khi bằng cả tính mạng, cuộc đời. Tuyệt đối “nói không” với ma túy và các chất gây nghiện khác như bóng cười, shisha vì đây là con đường ngắn nhất dẫn đến ma túy. Ở lứa tuổi học sinh, các em hãy khẳng định bản thân bằng việc học hành, rèn luyện chứ không khẳng định bằng việc sử dụng ma túy”, Trung úy Anh nói.

Bài, ảnh: Quang Long

Bình luận (0)