Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Trường học thông minh: Phải thông minh từ con người

Tạp Chí Giáo Dục

Hc sinh Trưng THPT Nguyn Du đưc hưng nghip qua phn mm trên máy tính

Trường THPT Nguyễn Du (Q.10, TP.HCM) vừa tổ chức chuyên đề về phương pháp dạy học – kết hợp mô hình trường học thông minh. Theo kỹ sư khoa học Thái Chương (ĐH Quốc gia TP.HCM), cần phải hiểu đúng về thuật ngữ thông minh khi nói về trường học thông minh. Hiện tại, thuật ngữ thông minh được gắn nhiều ở lĩnh vực công nghệ, vô tình mọi người lạm dụng nhiều khi điều gì cũng gán vào thuật ngữ này. “Nhiều khi chính giáo viên cũng mơ hồ về thuật ngữ thông minh. Do đó, để xây dựng được trường học thông minh, trước hết giáo viên cần tiếp cận đúng định nghĩa thông minh đặt trong bối cảnh giáo dục. Trường học thông minh là nâng cao chất lượng giáo dục bằng cách ứng dụng các tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào giảng dạy. Nhưng như thế thôi chưa đủ, phải gắn trực tiếp với các yêu cầu của phát triển nguồn lực”, ông Chương cho biết.

Bối cảnh trường học thông minh lại đặt ra việc giáo viên quá lạm dụng công nghệ trong quá trình giảng dạy. Về thực trạng này, ông Chương cho rằng thuật ngữ thông minh cần phải được thích nghi. “Trong công nghệ có một thuật ngữ về sự thích nghi. Khi giáo viên quá lạm dụng về công nghệ đồng nghĩa với việc thầy cô chưa thích nghi, chưa làm chủ được công nghệ mà đang lệ thuộc vào công nghệ đối với việc giảng dạy của mình. Nhưng cũng có một hiệu ứng là trong quá trình ứng dụng, thầy cô sẽ tự có sự chọn lọc để đưa vào bài giảng cho phù hợp”, ông Chương chia sẻ.

Đặc biệt, trong việc xây dựng trường học thông minh, ông Chương nhìn nhận vai trò của lãnh đạo nhà trường rất quan trọng. Theo đó, người lãnh đạo cần phải có tư duy mở để đưa các “nguồn lực thông minh” vào nhà trường, tạo điều kiện cho giáo viên tiếp cận, đáp ứng. Khâu hành chính của trường cũng cần phải mở để việc điều hành không chỉ từ một phía mà còn cho giáo viên góp ý. Tuy nhiên, quan trọng nhất trong việc xây dựng trường học thông minh là thay đổi trong phương pháp giảng dạy, tiếp cận học sinh, quản trị nhà trường. Đây cũng được coi là rào cản lớn nhất của mỗi đơn vị khi hướng tới mục tiêu này. Vì vậy, lãnh đạo nhà trường phải tạo điều kiện, tạo động lực cho giáo viên thay đổi, chủ động thay đổi.

Thầy Huỳnh Thanh Phú (Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du) khẳng định, trường học thông minh phải bắt đầu từ yếu tố con người, song song gắn liền với các yếu tố công nghệ, trang thiết bị, cơ sở vật chất. “Con người ở đây bao gồm nhà quản lý, cán bộ, giáo viên và học sinh, phải có sự cởi mở, chủ động để mạnh dạn tiếp cận các yếu tố công nghệ”, thầy Phú cho biết. Tuy nhiên, thầy Phú cũng nhìn nhận, thông minh không có nghĩa là lệ thuộc vào công nghệ. Ở một góc độ khác, thông minh còn thể hiện qua cách giáo viên biết lựa chọn phương pháp giáo dục phù hợp với đối tượng học sinh và bắt kịp được những đòi hỏi của xã hội.

Bài, ảnh: Q.Long

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)