Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Trường hợp nào CSGT được nổ súng?

Tạp Chí Giáo Dục

Người vi phạm giao thông manh động, gây áp lực với CSGT là hành vi vi phạm pháp luật.

Ngày 13-9, trên mạng xã hội xuất hiện clip ghi lại hình ảnh CSGT Công an Bình Đại trong lúc xử lý vi phạm giao thông đã xảy ra ấu đả với một nam thanh niên gây xôn xao dư luận.

Theo hình ảnh trong clip, một nam thanh niên đang đậu xe trên cầu và bị CSGT giữ phương tiện. Người vi phạm không chấp hành và xảy ra cự cãi với CSGT. Nhiều người lớn tiếng: “Xe người ta đậu mà bắt gì?”. Lúc này, CSGT và người thanh niên xảy ra giằng co để giữ lại chiếc xe dẫn đến hai bên ấu đả khiến một chiến sĩ CSGT té nhào.

Sau đó, CSGT này đứng dậy tháo nón bảo hiểm và bất ngờ rút súng, một số người có mặt tại hiện trường phản ứng cho rằng: “Công an đánh dân”…

Trường hợp nào CSGT được nổ súng? - ảnh 1
Bị uy hiếp, CSGT rút súng tự vệ

Tại khoản 3 Điều 22 Pháp lệnh Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ có nêu bảy trường hợp được nổ súng.

– Đối tượng đang sử dụng vũ lực, vũ khí, vật liệu nổ trực tiếp đe dọa đến tính mạng người thi hành công vụ hoặc người khác;

– Đối tượng đang sử dụng vũ khí, vật liệu nổ tấn công hoặc đe dọa sự an toàn của công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia, mục tiêu quan trọng được bảo vệ theo quy định của pháp luật;

– Đối tượng đang thực hiện hành vi cướp súng của người thi hành công vụ;

– Đối tượng đang sử dụng vũ khí gây rối trật tự công cộng có thể gây hậu quả rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng;

– Đối tượng đang đánh tháo người bị giam, người bị dẫn giải do phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, tái phạm nguy hiểm; người bị giam, giữ, bị dẫn giải, bị áp giải do phạm tội đặc biệt nghiêm trọng đang chạy trốn hoặc chống lại;

– Được phép bắn vào phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện giao thông đường thủy nội địa để dừng phương tiện đó trong các trường hợp sau, trừ phương tiện giao thông của các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế:

Đối tượng điều khiển phương tiện đó tấn công hoặc đe doạ trực tiếp đến tính mạng người thi hành công vụ hoặc người khác;

Khi biết rõ phương tiện đó do đối tượng phạm tội điều khiển cố tình chạy trốn, trừ trường hợp trên phương tiện có chở khách hoặc có con tin;

Khi biết rõ trên phương tiện cố tình chạy trốn có đối tượng phạm tội hoặc vũ khí, vật liệu nổ trái phép, tài liệu phản động, bí mật nhà nước, ma túy số lượng lớn, tài sản đặc biệt quý hiếm, bảo vật quốc gia, trừ trường hợp trên phương tiện có chở khách hoặc có con tin;

– Động vật đang đe dọa đến tính mạng và sức khỏe của người thi hành công vụ hoặc người khác.

V iệc không chấp hành hiệu lệnh của CSGT là biểu hiện ban đầu của hành vi vi phạm pháp luật, thậm chí là có dấu hiệu tội phạm, cần phải cương quyết xử lý. Ví dụ, đối tượng khủng bố sử dụng xe hoặc người điều khiển say rượu…, nếu không cương quyết ngăn chặn thì hậu quả xảy ra có thể là khôn lường.

LÊ HUY/ PLO

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)