Hướng nghiệp - Tuyển sinhThông tin hướng nghiệp

Trường nghề: Chủ động xây dựng chương trình theo chuẩn đầu ra

Tạp Chí Giáo Dục

T nay đến năm 2020, h thng giáo dc ngh nghip (GDNN) trên cc đào to trình đ CĐ-TC cho khong 3,2 triu ngưi; trong đó 10% đưc đào to các ngành ngh trng đim cp đ quc gia, khu vc ASEAN và quc tế theo cơ chế Nhà nưc đt hàng. Ngoài ra, đào to trình đ sơ cp và đào to thưng xuyên cho khong 7,8 triu ngưi.

Hc sinh Trưng TC ngh k thut – công ngh Hùng Vương TP.HCM thc hành ngh cơ đin t

Đó là một trong nhiều nội dung của đề án “Đổi mới và nâng cao chất lượng GDNN từ nay đến 2020” của Bộ LĐ-TB&XH. 

Hình thành 70 trưng ngh cht lưng cao

Đề án “Đổi mới và nâng cao chất lượng GDNN từ nay đến 2020” cũng thể hiện, đến năm 2020 và các năm tiếp theo, hệ thống GDNN đảm bảo cả về số lượng, chất lượng, cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề đào tạo. Tập trung nâng cao chất lượng GDNN, trong đó một số ngành nghề đạt chuẩn khu vực ASEAN và các nước phát triển để đáp ứng nhu cầu nhân lực kỹ thuật trực tiếp của thị trường lao động trong nước và quốc tế; góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng cao thu nhập giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội.

Mạng lưới cơ sở GDNN phát triển theo hướng đáp ứng nhu cầu nhân lực để phát triển kinh tế – xã hội của các bộ, ngành, địa phương về số lượng, chất lượng và xuất khẩu lao động. Từ nay đến năm 2020 phải có khoảng 70 trường chất lượng cao, trong đó khoảng 10 trường tiếp cận trình độ ASEAN và các nước tiên tiến. Cùng với đó là hình thành 150 nghề trọng điểm.

Về đội ngũ nhà giáo, 100% nhà giáo dạy các ngành nghề trọng điểm quốc gia, khu vực ASEAN và 70% nhà giáo dạy các ngành nghề không được đầu tư trọng điểm đạt chuẩn về trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề, nghiệp vụ sư phạm, ngoại ngữ, tin học và được kiểm tra, đánh giá kỹ năng thực hành nghề; 100% cán bộ quản lý GDNN đạt chuẩn trình độ chuyên môn, nghiệp vụ quản lý (10% được đào tạo chuyên nghiệp ở nước ngoài).

Ngoài ra, đề án cũng đề cập đến việc hoàn thiện đổi mới cơ chế, chính sách đối với giáo viên hệ thống này. Sắp xếp lại đội ngũ trong hệ thống dạy nghề cũng như giáo viên của các cơ sở GDNN thuộc ngành giáo dục trước đây. Có quy định về người dạy trong các làng nghề, doanh nghiệp… khi tham gia đào tạo nghề nghiệp. Xây dựng và ban hành chế độ tiền lương đối với các ngạch viên chức nhà giáo GDNN phù hợp để thu hút người có kiến thức, kỹ năng.

Riêng chính sách cho người học, đề án cũng đề cập đến học phí. Theo đó, học phí phải tính đúng, tính đủ giá dịch vụ đào tạo nghề theo từng trình độ, ngành nghề trên cơ sở định mức kinh tế – kỹ thuật và khung giá dịch vụ do cơ quan có thẩm quyền ban hành. Không chỉ miễn học phí cho đối tượng chính sách và học sinh tốt nghiệp THCS mà còn miễn cho người học các ngành khó tuyển sinh nhưng xã hội cần.

Đào to theo chun quc tế

Ông Võ Quang Nghệ (Phòng Thương mại và Công nghiệp châu Âu) nhìn nhận, chất lượng lao động Việt Nam hiện nay còn thấp so với khu vực. Để khắc phục tình trạng này, ông Nghệ đề xuất thúc đẩy đào tạo song hành, chuẩn hóa chương trình đào tạo nghề quốc tế, dịch và mua bản quyền sách dạy nghề tiên tiến trên thế giới.

Trong khi đó, TS. Nguyễn Thị Hằng (Hiệu trưởng Trường CĐ Kỹ nghệ II) cho rằng để có nguồn lao động chất lượng cần quy hoạch mạng lưới GDNN, chú trọng phát triển các trường đào tạo nghề trọng điểm, tiến tới tự chủ toàn phần. Những địa phương có trường nghề nhưng không tuyển sinh được thì nên đóng cửa hoặc sáp nhập để không lãng phí tiền ngân sách.

TS. Nguyễn Hồng Minh (Tổng cục trưởng Tổng cục GDNN, Bộ LĐ-TB&XH) cho biết cả nước có gần 2.000 cơ sở GDNN đào tạo trình độ CĐ-TC và sơ cấp. Tuy nhiên mạng lưới GDNN còn bất cập, giáo viên yếu ngoại ngữ, tay nghề chưa đều. Đáng nói là số học sinh – sinh viên ra trường chưa có việc làm khá lớn, chiếm khoảng 30% và có xu hướng tăng. Trước thực trạng này, ông Minh yêu cầu các trường chủ động xây dựng chương trình trên cơ sở chuẩn đầu ra. Bên cạnh đó, cần ban hành cơ chế chính sách cho cơ sở GDNN trong doanh nghiệp.

Sáp nhập, giải thể các cơ sở GDNN hoạt động không hiệu quả

Trước những ý kiến về việc giải thể và sáp nhập các cơ sở GDNN, ông Đào Ngọc Dung cho rằng quy hoạch mạng lưới GDNN hiện nay là cần thiết. Thời gian tới sẽ rà soát, sắp xếp theo lĩnh vực, theo ngành nghề đào tạo, vùng miền phù hợp với quy hoạch nhân lực, khả năng đầu tư của Nhà nước và huy động nguồn lực xã hội. Sáp nhập, giải thể các cơ sở GDNN công lập hoạt động không hiệu quả, đảm bảo hợp lý về cơ cấu trình độ đào tạo và ngành nghề đào tạo. Đồng thời thí điểm chuyển các trung tâm GDNN, trường TC có năng lực yếu thành vệ tinh của trường CĐ và nghiên cứu triển khai mô hình trường CĐ cộng đồng. Chỉ thành lập mới trường công lập theo quy hoạch và phải cam kết hoạt động theo cơ chế tự chủ.

Ông Đào Ngọc Dung (Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH) khẳng định để có được đội ngũ lao động chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu thị trường lao động trong nước và hội nhập quốc tế cần phải xây dựng và ban hành chuẩn kiến thức, kỹ năng tối thiểu cho từng ngành nghề đào tạo phù hợp với khung trình độ quốc gia. Theo đó, sẽ có khoảng 70% các ngành nghề trọng điểm cấp độ quốc gia được xây dựng chương trình đào tạo dựa trên các chuẩn đã ban hành; 80% các ngành nghề được ban hành danh mục và tiêu chuẩn thiết bị đào tạo theo từng trình độ; xây dựng và ban hành 80% bộ tiêu chuẩn cơ sở vật chất và bộ định mức kinh tế – kỹ thuật trong đào tạo của từng ngành nghề đào tạo. Đồng thời tổ chức chuyển giao đồng bộ chương trình của các ngành nghề cấp độ quốc tế và tổ chức đào tạo thí điểm theo chuẩn quốc tế.

“Thời gian tới, Bộ LĐ-TB&XH sẽ mở rộng đàm phán, công nhận kỹ năng nghề giữa Việt Nam và các nước ASEAN; liên kết hội nhập khu vực và quốc tế về tiêu chuẩn kỹ năng nghề, đặc biệt trong khuôn khổ APEC, ASEAN, tiểu vùng sông Mê Kông…”, ông Dung cho biết.

T.Anh

Bình luận (0)