Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Trường nghề: Chưa thể cắt “bầu sữa” ngân sách

Tạp Chí Giáo Dục

Nh cơ chế bao cp tài chính mà các trưng TC-CĐ ngh tuyn sinh không hiu qu vn tn ti và tr thành gánh nng ngân sách. Do đó, t ch tài chính là cn thiết đ loi b các cơ s đào to không hiu qu, tuy nhiên khi thc hin thì gp muôn vàn khó khăn.

Đi din các trưng ngh cho rng cn có l trình thc hin t ch tài chính. Trong nh: Gi thc hành ca hc sinh mt trưng TC ngh ti TP.HCM

Thu không đ bù sut chi đào to

Bà Phạm Quang Trang Thủy (Hiệu trưởng Trường TC nghề Kỹ thuật Công nghệ Hùng Vương) cho biết trường đã chủ động khai thác nguồn thu sự nghiệp, tăng các hoạt động dịch vụ, liên kết đào tạo cho doanh nghiệp gắn với lao động sản xuất, thực hiện hợp đồng đào tạo, đánh giá kỹ năng nghề… theo Nghị định 43 của Chính phủ. Cơ chế tự chủ tài chính cũng đã giao quyền cho trường trong việc phân phối thu nhập theo nhiều hình thức, đảm bảo đúng chế độ. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2012-2017, với mức thu trong khung học phí quy định, dựa trên cơ sở những điều kiện tối thiểu đảm bảo hoạt động đào tạo, tốc độ tăng thu nhập của cán bộ – giáo viên – nhân viên chỉ đủ bù lạm phát để ổn định thu nhập thực tế. Mức chi trực tiếp cho hoạt động giảng dạy thay đổi không đáng kể và trong điều kiện hạn hẹp còn phải chi đầu tư cơ sở vật chất, do đó mức thu học phí không đủ bù cho suất chi đào tạo/người học.

“Nhìn tổng thể, suất chi đào tạo tính trên đầu người học thấp. Do đó, toàn bộ nguồn thu phục vụ đào tạo, ngay cả khi áp dụng mức tối đa theo dự thảo khung học phí của Chính phủ cũng không thể đủ cân đối cho chi thường xuyên phục vụ đào tạo. Do nguồn kinh phí hạn chế nên việc đầu tư cơ sở vật chất còn mang tính nhỏ lẻ, thiếu đồng bộ, chưa đầu tư trọng tâm, trọng điểm theo các nghề đào tạo và dự án lớn cho yêu cầu phát triển của trường”, bà Thủy nói.

Cũng theo bà Thủy, vấn đề tự chủ đến nay vẫn chưa được hiểu đúng bản chất. Theo đó, khái niệm tự chủ còn đang được hiểu theo nghĩa Nhà nước “cắt” hoàn toàn kinh phí khác như đầu tư phát triển, dự án… Cùng quan điểm, ông Bùi Văn Hưng (Phó Hiệu trưởng Trường CĐ Kỹ nghệ II) chia sẻ, khái niệm tự chủ là cắt bỏ hoàn toàn tài chính và các hoạt động khác của trường đã xuất hiện trong tư duy của lãnh đạo các bộ/ngành và địa phương, điều này làm cho nhà trường hết sức khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện. Thêm nữa, hiện nay doanh nghiệp chưa tham gia toàn diện vào quá trình đào tạo, quỹ đóng góp cho đào tạo của trường từ các nguồn chưa nhiều.

Trong khi đó, ông Trần Kim Tuyền (quyền Hiệu trưởng Trường CĐ Nghề TP.HCM) phân tích: Các đơn vị sự nghiệp chưa được giao quyền tự chủ một cách đầy đủ nên chưa khuyến khích họ vươn lên tự chủ ở mức cao hơn về các khoản và mức thu. Chẳng hạn, đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, nguồn thu chủ yếu là học phí nhưng mức thu theo khung còn thấp, chưa có khả năng bù chi phí cho các hoạt động sự nghiệp mà nguồn ngân sách cấp hỗ trợ lại không bù được chi phí. Hơn nữa, theo lộ trình, các đơn vị phải sử dụng 40% nguồn thu để thực hiện cải cách tiền lương nên thực hiện tự chủ là rất khó. Bởi nguồn kinh phí yêu cầu tiết kiệm lớn trong khi ngân sách cấp chỉ vừa đủ đảm bảo chi dẫn đến việc mở rộng các hoạt động dịch vụ hoặc điều chỉnh mức lương cơ sở, chi trả các khoản trợ cấp phát sinh với những đơn vị tự đảm bảo 100% kinh phí hoạt động rất khó thực hiện.

S loi b cào bng ngân sách

Trước những khó khăn trên, ông Trần Kim Tuyền đề xuất: Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp được xác định mức thu học phí theo cơ chế thị trường, được quyết định các khoản thu, mức thu đảm bảo bù chi phí hợp lý, có tích lũy. Bên cạnh đó, được chi đầu tư từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, nguồn vốn vay và các nguồn tài chính hợp pháp. Hàng năm, sau khi hạch toán đầy đủ các khoản chi phí, nộp thuế và các khoản nộp ngân sách (nếu có), phần chênh lệch thu lớn hơn chi thường xuyên được tự cân đối đầu tư phát triển và bổ sung thu nhập nhằm nâng cao đời sống người lao động. Để tạo điều kiện cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập dần thích nghi với cơ chế tự chủ, Nhà nước cần có cơ chế hỗ trợ kinh phí hoạt động trong một thời gian xác định, sau đó cắt hẳn ngân sách.

Ti bui ta đàm thc trng và gii pháp hưng ti t ch tài chính ca các trưng TC-CĐ ngh công lp trên đa bàn TP, ông Nguyn Văn Lâm (Phó Giám đc S LĐ-TB&XH TP.HCM) yêu cu các trưng xác đnh li ngành ngh đào to tim năng, theo nhu cu xã hi và đnh hưng ca TP.HCM; xây dng l trình phù hp vi thc tế ca trưng đ t đm bo mt phn chi thưng xuyên đến t đm bo chi thưng xuyên và chi đu tư đến vn dng cơ chế tài chính như doanh nghip… Theo đó, các trưng phi đm bo đến năm 2018 s tính đ chi phí tin lương, chi phí trc tiếp, chi phí qun lý và s tính chi phí khu hao tài sn c đnh đến năm 2020.

TS. Huỳnh Thanh Điền (thành viên Đề án phát triển công nghiệp hỗ trợ TP.HCM) nhìn nhận các trường nghề không tuyển sinh được nên ngại tự chủ tài chính, đây cũng là nguyên nhân thiếu động lực cải tiến chất lượng, không thu hút người học. Nếu cơ chế tự chủ tài chính áp đặt chung cho các trường nghề công lập đồng nghĩa với việc loại bỏ những trường yếu kém sẽ tạo động lực để các trường đổi mới chương trình, phương pháp đào tạo… Lúc này sẽ không còn tình trạng cào bằng trong phân bổ ngân sách, tránh lãng phí đầu tư vì thực tế có trường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại nhưng không tuyển sinh được.

“Trước mắt, từ năm 2018 đến 2020, TP.HCM cần chọn các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có năng lực trong những lĩnh vực mà TP ưu tiên phát triển như du lịch, CNTT, cơ khí chế tạo, nhà hàng, khách sạn, điều dưỡng… để khuyến khích thực hiện tự chủ tài chính. Tự chủ phải đi kèm với tự quyết hoạt động quản trị và đào tạo của trường. Từ thực hiện thí điểm và rút kinh nghiệm, đến năm 2021 sẽ thực hiện cơ chế tự chủ toàn bộ đối với các trường. Quá trình tự chủ sẽ cơ cấu lại các cơ sở đào tạo theo hướng sáp nhập những cơ sở kém hiệu quả một cách hợp lý hoặc cho đóng cửa để củng cố đào tạo nghề theo chiều sâu”, ông Điền gợi ý.

T.Anh 

Bình luận (0)