Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Trường nghề đào tạo theo hướng mở

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Chương trình 9+CĐ (chương trình 9+) và mô hình KOSEN ca Nht Bn đưc các chuyên gia giáo dc ngh nghip (GDNN) khng đnh là hưng đào to phù hp vi điu kin thc tế ti Vit Nam.


Sinh viên Trưng CĐ Lý T Trng TP.HCM trong gi thc hành. Ảnh: T.Tri

Li gì t chương trình 9+

Ngày 28-5-2020, Chính phủ đã giao Bộ LĐ-TB&XH xây dựng Đề án thí điểm đào tạo trình độ CĐ cho học sinh tốt nghiệp THCS – chương trình 9+. Thực tế trước đó, một số trường CĐ đã thực hiện thí điểm tuyển sinh, đào tạo chương trình này và đạt được kết quả ngoài mong đợi. Theo đánh giá của các chuyên gia GDNN, đây là chương trình hay, đáp ứng nhu cầu người học. Đồng thời là hướng mở cho phân luồng cũng như phát triển nguồn nhân lực có kỹ năng nghề, góp phần tăng năng suất lao động và tăng năng lực cạnh tranh quốc gia trong tình hình mới. Ông Trần Ngọc Cường (Hiệu trưởng Trường CĐ Kinh tế – Kỹ thuật Thủ Đức) nhìn nhận, chương trình 9+ có tính mở trong hệ thống giáo dục, thỏa mãn nhu cầu học nghề để tham gia ngay vào thị trường lao động. Thêm nữa, điểm ưu việt của chương trình 9+ là rút ngắn thời gian học, giải quyết được bài toán kinh tế.

Trong khi đó, ThS. Nguyễn Đăng Lý (Hiệu trưởng Trường CĐ Quốc tế TP.HCM) đánh giá: Với nhiều hình thức tuyên truyền về chính sách học nghề trung học, chương trình 9+ đang ngày càng được phụ huynh biết đến. Từ kết quả đào tạo của từng năm, phụ huynh tin tưởng, qua đó góp phần đẩy mạnh phân luồng sau THCS. Ông Lý cho biết thêm, để nâng cao chất lượng đào tạo, các khoa của trường đã chủ động phối hợp với doanh nghiệp thành lập các câu lạc bộ đồng hành trong việc xây dựng chương trình đào tạo, trực tiếp đào tạo, đánh giá đầu ra và tuyển dụng học sinh, sinh viên.

Theo nhiu chuyên gia, mô hình KOSEN có tính m cao, ngưi hc vào hc trình đ CĐ t sau tt nghip THCS hoc sau tt nghip THPT. Nếu tt nghip THPT thì đưc hc t năm th 4. Sau khi tt nghip 5 năm  trình đ CĐ, ngưi hc có th vào hc năm th 3 ca ĐH hưng hàn lâm hoc hc thêm 2 năm na ngay ti trưng KOSEN đ ly bng ĐH.

Tại hội thảo khoa học với chủ đề Phát triển đào tạo theo hướng mở, linh hoạt tại các cơ sở GDNN do Trường CĐ Kinh tế TP.HCM tổ chức mới đây, các đại biểu hiến kế: giai đoạn tới GDNN Việt Nam nên đi theo hướng mở. Mở ở đây được hiểu là việc quy định một hệ thống GDNN đa dạng, đa tầng trình độ, thể hiện sự phân luồng, liên thông thuận lợi nhất cho người học. Tại hội thảo, các chuyên gia cũng đề cập đến mô hình đào tạo KOSEN của Nhật Bản với nhiều ưu điểm mà Việt Nam có thể học tập, nghiên cứu.

Mô hình KOSEN – d kiếm vic làm

TS. Vũ Xuân Hùng (Vụ trưởng Vụ Đào tạo chính quy, Tổng cục GDNN) cho biết chính sách đào tạo nghề của Nhật Bản thể hiện rõ sự phân luồng sau trung học. Đặc biệt, với mô hình KOSEN, cho phép học sinh vừa học văn hóa vừa học nghề và kết thúc quá trình học tập sở hữu tấm bằng có giá trị, dễ dàng tìm kiếm việc làm. Mô hình này tiếp nhận học sinh sau tốt nghiệp THCS ở độ tuổi 16 và đào tạo trong 5 năm để lấy bằng CĐ. Theo ông Hùng, cốt lõi của mô hình KOSEN là đào tạo phát triển nguồn nhân lực có kỹ năng thực hành, khả năng nghiên cứu, sáng tạo và gắn kết chặt chẽ với ngành công nghiệp, qua đó góp phần giải quyết việc làm hiệu quả cho người học.

Theo nhiều chuyên gia, mô hình KOSEN có tính mở cao, người học vào học trình độ CĐ từ sau tốt nghiệp THCS hoặc sau tốt nghiệp THPT. Nếu tốt nghiệp THPT thì được học từ năm thứ 4. Sau khi tốt nghiệp 5 năm ở trình độ CĐ, người học có thể vào học năm thứ 3 của ĐH hướng hàn lâm hoặc học thêm 2 năm nữa ngay tại trường KOSEN để lấy bằng ĐH. Bằng ĐH của trường KOSEN như bằng của trường ĐH hàn lâm. Sau khi học xong ĐH ở KOSEN, người học có thể tiếp tục học thạc sĩ, tiến sĩ để đáp ứng yêu cầu của người kỹ sư thực hành.

HC NGH SAU THCS: 4 NĂM LY BNG CĐ

Để triển khai hiệu quả mô hình KOSEN tại Việt Nam, quá trình tuyển sinh, đào tạo được chia làm 2 giai đoạn. Cụ thể, giai đoạn 1: Tuyển sinh học sinh tốt nghiệp THCS vừa đào tạo văn hóa vừa đào tạo nghề. Sau 2 năm lấy bằng TC và hoàn thành chương trình văn hóa THPT; giai đoạn 2: Tổ chức đào tạo liên thông từ trình độ TC lên CĐ trong vòng 2 năm. Với mô hình này, người học tốt nghiệp THCS hoàn toàn có thể hoàn thành chương trình để lấy bằng CĐ (kỹ sư thực hành) sau khoảng 4 năm đào tạo.

Theo thống kê của Tổng cục GDNN, hiện cả nước có khoảng 2.000 cơ sở GDNN, trong đó có khoảng 400 trường CĐ và gần 500 trường TC, còn lại là các trung tâm GDNN-GDTX và các cơ sở đào tạo khác. Theo TS. Phạm Vũ Quốc Bình (Phó Tổng cục trưởng Tổng cục GDNN), hiện có khoảng 250 trường CĐ và gần 450 trường TC có tuyển sinh và đào tạo trình độ TC cho học sinh sau THCS. “Tỷ lệ học sinh sau THCS vào học nghề tăng theo từng năm, các trường CĐ cũng đã thực hiện tuyển sinh học sinh tốt nghiệp THCS vừa đào tạo nghề vừa đào tạo văn hóa, đây là tín hiệu đáng mừng của hệ thống GDNN”, TS. Phạm Vũ Quốc Bình nói.

Sinh viên tốt nghiệp tại Trường CĐ KOSEN được đánh giá là kỹ sư có kỹ năng thực hành và tính sáng tạo trong ngành công nghiệp Nhật Bản, có nhiều doanh nghiệp mong muốn tuyển dụng. Do đó, tỷ lệ có việc làm sau tốt nghiệp là 100% ở tất cả các ngành nghề. Tại Nhật Bản, hiện một người tốt nghiệp ĐH thì chỉ có hai nhu cầu tuyển dụng, trong khi đó, một người tốt nghiệp Trường CĐ KOSEN có đến 30 nhu cầu tuyển dụng. “Mô hình KOSEN được thực hiện theo chương trình khung do Bộ Giáo dục Nhật Bản quy định. Tuy nhiên, các trường có thể thay đổi 40% tùy theo điều kiện, đặc điểm của từng trường. Mô hình này đang được nhiều quốc gia học tập và hoàn toàn có thể triển khai tại Việt Nam. Đây là cơ hội lớn để người học vừa có kiến thức chuyên môn vừa có kỹ năng thực hành và khả năng nghiên cứu, sáng tạo, góp phần vào việc phân luồng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực”, ông Hùng khẳng định.

T.Tri – T.Hng

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)