Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Trường nghề đề xuất “cởi trói” dạy văn hóa THPT và liên thông

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Các trưng ngh đ xut đưc dy văn hóa chương trình 4 môn và 7 môn, đăng ký cho hc sinh (HS) thi tt nghip THPT; HS đưc hc liên thông trong c giáo dc đi hc ch không ch giáo dc ngh nghip (GDNN).


Hc sinh Trưng TC ngh K thut công ngh Hùng Vương trong gi thc hành

Đây là kiến nghị chung của đại diện các trường TC-CĐ tại hội thảo trực tuyến “Góp ý quy định giảng dạy khối lượng kiến thức văn hóa THPT trong cơ sở GDNN” do Hội GDNN TP.HCM tổ chức hôm 14-6.

Phát biểu đề dẫn hội thảo, ông Lâm Văn Quản – Chủ tịch Hội GDNN TP.HCM – nhấn mạnh dự thảo thông tư do Bộ GD-ĐT ban hành mới đây còn nhiều ý cần làm rõ, đặc biệt là thời gian qua hội đã tiếp nhận nhiều ý kiến của các trường TC-CĐ liên quan đến quy định khối lượng kiến thức văn hóa THPT trong cơ sở GDNN. Hội thảo nhằm tiếp thu ý kiến, ghi nhận đề xuất của các trường để hội tổng hợp, trình cơ quan quản lý Nhà nước và thành phố kiến nghị Bộ LĐ-TB&XH, Bộ GD-ĐT nhằm đảm bảo các quy định cơ bản về kiến thức, quyền lợi cho người học.

Dự thảo thông tư quy định khối lượng kiến thức văn hóa THPT trong cơ sở GDNN của Bộ GD-ĐT ở mỗi ngành, nghề HS phải học ít nhất 4 môn, trong đó có hai môn bắt buộc là ngữ văn và toán (270 tiết/ môn) và 2/ môn tự chọn trong số các môn vật lý, sinh học, hóa học, địa lý và lịch sử (180 tiết/ môn). Theo đó, các cơ sở GDNN được dạy 4 môn này nếu đủ điều kiện. Tuy nhiên, để được thi tốt nghiệp THPT, HS vẫn phải học chương trình GDTX (7 môn) ở các trung tâm GDTX.

Liên quan đến nội dung này, ông Đỗ Hữu Khoa – Hiệu trưởng Trường TC Công nghệ thông tin Sài Gòn – đề xuất khi các em đã hoàn thành khối lượng kiến thức văn hóa 7 môn được dự thi THPT hoặc cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông; được liên thông lên trình độ cao hơn trong hệ thống giáo dục quốc dân, nghĩa là được liên thông cả trong giáo dục đại học chứ không bị bó hẹp trong GDNN.

Tương tự, TS. Phạm Hữu Lộc – Hiệu trưởng Trường CĐ Lý Tự Trọng TP.HCM – phân tích  mục tiêu đào tạo văn hóa trong GDNN là tạo điều kiện để học liên thông trong cả hệ thống giáo dục quốc dân.

Ông Đặng Văn Đại – Hiệu trưởng Trường TC nghề Đông Sài Gòn nêu ý kiến: HS có thể lựa chọn 4 môn văn hóa hoặc 7 môn văn hóa nếu có nhu cầu thi tốt nghiệp THPT mà không cần qua trung tâm GDTX. Các cơ sở GDNN sẽ được quyền cấp giấy chứng nhận đủ khối lượng kiến thức văn hóa THPT (4 môn) và giấy chứng nhận hoàn thành chương trình THPT (7 môn) và được đăng ký với Sở GD-ĐT để HS thi tốt nghiệp.

Trong khi đó, TS. Trần Thanh Hải – Hiệu trưởng Trường CĐ Viễn Đông – cho rằng dự thảo thông tư của Bộ GD-ĐT có nhiều điểm tích cực, như: dựa vào Luật GDNN 2019 và 2014; có đưa cơ sở GDNN vào đối tượng áp dụng (điều 1) và được gọi chung tên “cơ sở giáo dục”; Có đưa 7 môn trong đó có hai môn bắt buộc là toán và ngữ văn như chương trình GDTX bậc THPT… nhưng phần cuối dự thảo (điều 13 và 14) lại quy định chỉ các cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lý của Bộ, Sở GD-ĐT mới được tổ chức giảng dạy, kiểm tra, đánh giá và cấp giấy chứng nhận đủ khối lượng kiến thức văn hóa THPT.

“Như vậy các cơ sở GDNN do Bộ LĐ-TB&XH quản lý bị gạt ra ngoài, điều này ảnh hưởng lớn đến quyền lợi người học. Thông tư này cần điều chỉnh để các cơ sở GDNN đủ điều kiện sẽ được dạy chương trình văn hóa 4 môn và chương trình văn hóa 7 môn, như vậy HS sẽ được học văn hóa tại trường nghề, tiện cho người học và dễ quản lý”, TS. Trần Thanh Hải kiến nghị.

Ông Trần Anh Tuấn – Phó Chủ tịch Hội GDNN TP – kiến nghị Bộ LĐ-TB&XH và Bộ GD-ĐT cần bàn bạc, cân nhắc để đảm bảo quyền lợi của người học. Thông tư này nên là Thông tư liên tịch của 2 bộ.


Đi din mt trưng CĐ tư vn cho ph huynh huyn Bình Chánh (TP.HCM) ti chương trình Tư vn hưng nghip và phân lung hc sinh sau THCS

“HS tốt nghiệp THCS học TC, sau khi hoàn thành khối lượng kiến thức văn hóa THPT thì được liên thông lên trình độ cao hơn mà không bắt buộc các em phải có bằng tốt nghiệp THPT. Như vậy mới đảm bảo công tác phân luồng sau THCS”, ông Tuấn nói.

ThS. Nguyễn Đăng Lý – Hiệu trưởng Trường CĐ Quốc tế TP.HCM – nhìn nhận chương trình 9+ vừa đào tạo văn hóa vừa đào tạo nghề cho học sinh sau THCS đã giải quyết được nhu cầu xã hội, người học mong muốn vừa có bằng THPT vừa có bằng nghề.

“Trường nghề đào tạo tốt chương trình 9+ thì sẽ có nhiều đóng góp cho xã hội. Bộ GD-ĐT cần tạo điều kiện cho trường nghề được dạy chương trình văn hóa 7 môn và được cấp giấy chứng nhận, được là đơn vị đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT cho HS, góp phần thực hiện phân luồng sau trung học cơ sở”.

Tại hội thảo, đại diện các cơ sở GDNN cũng quan tâm đến biên độ thời gian học văn hóa để hạn chế áp lực với người học. Hiệu trưởng Trường CĐ Đại Việt, ông Lê Lâm cho rằng cần xem lại biên độ thời gian đối với chương trình văn hóa 4 môn và 7 môn và nên cho các em được học tích lũy như tín chỉ để khi nào có điều kiện, khả năng thì có thể đăng ký thi THPT.

Ông Lâm giải thích, phải mất 4 năm HS mới hoàn thành chương trình văn hóa và lấy bằng nghề. Cụ thể, nếu học 7 môn văn hóa như GDTX thì mất 2 năm (3 lớp) và học trung cấp mất từ 1,5-2 năm. Do vậy, việc nới biên độ thời gian học văn hóa là cần thiết.

Đại diện một trường CĐ cũng cho rằng, thời gian đào tạo TC từ 1-2 năm (1.400 giờ – 1.500 giờ), thêm kiến thức văn hóa 4 môn (khoảng 900 tiết, tương đương 2 học kỳ) sẽ quá tải, vì vậy cần tăng thời gian đào tạo TC lên ít nhất 3 năm.

Trn An

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)