Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Trường nghề được mùa tuyển sinh sau THCS

Tạp Chí Giáo Dục

Các năm trưc, trưng ngh luôn lo lng vì tuyn không đ ch tiêu đ ra; tuy nhiên, năm nay công tác tuyn sinh đưc nhiu trưng đánh giá là “d th” hơn, nht là tuyn sinh trình đ TC dành cho đi tưng sau THCS và chương trình 9+CĐ.

Hc sinh Trưng TC ngh K thut – Công ngh Hùng Vương trong gi thc hành ngh

Hc sinh THCS vào trưng ngh tăng

Bà Phạm Quang Trang Thủy (Hiệu trưởng Trường TC nghề Kỹ thuật – Công nghệ Hùng Vương) cho biết đến thời điểm này trường đã tuyển sinh được 700 chỉ tiêu, trong số này có khoảng 50% là đối tượng học sinh sau THCS. Theo bà Thủy, so với các năm trước, năm nay học sinh vừa học nghề vừa học văn hóa có ý thức học tập tốt hơn bởi các em đã xác định “học nghề ngay từ đầu” dù có học lực khá, chứ “không phải hết đường mới vào trường nghề” như trước đây.

Đối với hệ 9+CĐ, ông Nguyễn Đăng Lý (Hiệu trưởng Trường CĐ Quốc tế TP.HCM) cho biết năm đầu tiên trường chỉ tuyển được 70 học sinh, nhưng năm nay đã tuyển hơn 200 em. Trong số này, nhiều em có học lực khá, giỏi nhưng vẫn chọn học nghề để tiến thân, rút ngắn thời gian học tập cũng như giảm chi phí cho gia đình. Tương tự, đến tháng 8-2019, Trường CĐ Lý Tự Trọng TP.HCM đã tuyển sinh trên 2.000 chỉ tiêu sau THCS, trong đó, số học sinh có nguyện vọng học lên CĐ chiếm tỷ lệ cao. Ông Phạm Hữu Lộc (Hiệu trưởng nhà trường) cho biết năm 2018, trường tuyển sinh khoảng 1.800 học sinh sau THCS. “Tỷ lệ học sinh sau THCS vào trường nghề tăng mạnh một phần do nhận thức của phụ huynh cũng như chính bản thân các em đã thay đổi tích cực. Thêm nữa, công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách miễn giảm học phí… đã được thực hiện đồng bộ, qua đó giúp các em có đầy đủ thông tin hơn”, ông Lộc nhận định.

Theo đi din nhiu trưng TC-CĐ ngh, hc sinh la chn hc ngh ngày càng tăng là mt tín hiu vui trong công tác đnh hưng, phân lung hc sinh sau THCS. Tuy nhiên, hn chế ln nht là các em ch có th hc đưc mt s ngành ngh đơn gin, riêng các nhóm ngành ngh k thut đòi hi các em phi có trình đ nht đnh. Điu này dn đến s mt cân bng trong trình đ đào to cũng như th trưng lao đng.

Ông Trần Ngọc Cường (Hiệu trưởng Trường CĐ Kinh tế – kỹ thuật Thủ Đức) cho rằng công tác tuyển sinh năm nay “dễ thở” hơn mọi năm. Theo đó, đến thời điểm này trường đã tuyển sinh khoảng 500 học sinh sau THCS. Tuy nhiên, ông Cường không khỏi băn khoăn khi tỷ lệ học sinh “rơi rụng” khá cao. “Trung bình mỗi năm, tỷ lệ học sinh bỏ học lên đến 30%; trong số 70% còn lại, có đến 50% học sinh có nhu cầu học liên thông lên CĐ”, ông Cường thống kê.

Công tác phân lung cn t chc bài bn hơn

Đề cập đến giải pháp “giữ chân” người học, ông Phạm Hữu Lộc cho biết bên cạnh đào tạo nghề, dạy văn hóa đảm bảo kiến thức để các em thi THPT quốc gia, trường nghề cần chú trọng trang bị kỹ năng, bố trí giáo viên theo dõi, quản lý chặt chẽ việc học của các em. Trong khi đó, bà Phạm Quang Trang Thủy chia sẻ, tình trạng người học “rơi rụng” sau một học kỳ hoặc sau khi kết thúc năm nhất là khó tránh khỏi bởi một phần ở tuổi các em (học sinh THCS – PV), không phải em nào cũng có suy nghĩ chín chắn trong việc xác định ngành nghề, công việc trong tương lai. Vì vậy, công tác phân luồng sau THCS cần được tổ chức bài bản hơn, thực chất hơn. Một trong những giải pháp để hạn chế tình trạng học sinh trường nghề bỏ học, theo bà Thủy, việc theo dõi sát sao các em là cực kỳ quan trọng, qua đó nắm bắt được nguyện vọng, tạo điều kiện để các em chuyển đổi ngành học phù hợp hơn.

“Để đảm bảo đầu ra đáp ứng yêu cầu doanh nghiệp, bên cạnh chuyên môn tay nghề, trường còn chú trọng đào tạo ngoại ngữ và các kỹ năng khác. Theo đó, các em được kiểm tra trình độ tiếng Anh đầu vào và trong quá trình học, trường mời các đơn vị về đánh giá trình độ tiếng Anh đầu ra, nếu các em chưa đạt thì trường sẽ hỗ trợ kinh phí, tổ chức dạy thêm”, bà Thủy cam kết.

Bài, ảnh: T.Tri

Bình luận (0)