Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Trường nghề: Giải pháp nào xóa nỗi lo không còn nguồn tuyển?

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

C đến mùa tuyn sinh, trưng ngh li lo không còn ngun tuyn vì các trưng ĐH đã “vét tn đáy”.

Sinh viên Trưng CĐ Lý T Trng thc hành ngh k thut công ngh ô tô

Dự báo kết quả mùa tuyển sinh năm nay, Hiệu trưởng một trường TC lắc đầu ngao ngán: “Các trường ĐH có nhiều hình thức xét tuyển, kiểu gì cũng có cửa vào ĐH nên không còn “lọt sàn xuống nia” như trước đây. Cũng như năm trước, trường chúng tôi chỉ trông chờ vào nguồn học sinh sau THCS và đào tạo nghề ngắn hạn”.

Có uy tín, có ngưi hc

Ở góc độ quản lý Nhà nước về đào tạo nghề, ông Đặng Minh Sự (Trưởng phòng Giáo dục nghề nghiệp, Sở LĐ-TB&XH TP.HCM) cho rằng hiện nay các trường TC-CĐ đã phần nào khẳng định được thương hiệu của mình nên không lo các trường ĐH tận vét người học. Thực tế nhiều trường TC-CĐ hàng năm vẫn luôn tuyển đủ và vượt chỉ tiêu như Trường CĐ Công nghệ Thủ Đức, Trường TC nghề Kỹ thuật Công nghệ Hùng Vương, Trường CĐ Kinh tế TP.HCM… Những trường không tuyển sinh được hoặc dưới 50% chỉ tiêu là không nhiều. “Chỉ ngại một số trường tư có hệ thống trường TC-CĐ trong trường ĐH, sinh viên không đủ điểm vào ĐH thì được tuyển vào các bậc học thấp hơn. Tuy nhiên, vấn đề là ở người học đã tìm hiểu, lựa chọn ngành nghề và môi trường học tập. Ở đâu đào tạo tốt, có uy tín thì người học tìm đến”, ông Sự nói.

TS. Bùi Văn Hưng (Phó Hiệu trưởng Trường CĐ Kỹ nghệ II) cho biết hiện các trường đã tự quy hoạch ngành nghề, mạnh dạn bỏ những ngành nghề xã hội không còn (hoặc ít) nhu cầu và bổ sung các ngành nghề mới đáp ứng nhu cầu thị trường lao động. Trong số đó, có một số ngành nghề được nâng cấp, đầu tư trang thiết bị hiện đại đào tạo nhân lực chất lượng cao. Bên cạnh đó, có trường còn liên kết với các tổ chức, trường học của Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc… đào tạo nhân lực phục vụ cho thị trường lao động của đối tác. Đây được xem là giải pháp để các trường tồn tại trong thời buổi tuyển sinh nghề còn nhiều khó khăn. “Có uy tín trong đào tạo, giải quyết việc làm cho người học thì không ngại thiếu nguồn tuyển”, ông Hưng quả quyết.

Tương tự, bà Phạm Quang Trang Thủy (Hiệu trưởng Trường TC nghề Kỹ thuật Công nghệ Hùng Vương) cũng tỏ ra khá lạc quan trong mùa tuyển sinh năm nay. Bà Thủy cho rằng hiện có nhiều kênh thông tin để người học tham khảo và tiếp cận về ngành nghề, nhu cầu việc làm, cơ hội học liên thông… Tuy nhiên, chất lượng đào tạo và tỷ lệ ra trường có việc làm là tiêu chí mà người học đặc biệt quan tâm. “Trước thực trạng tuyển sinh nghề khó như lâu nay, bản thân các trường phải tự mình xây dựng thương hiệu bằng việc kết nối quan hệ doanh nghiệp, đảm bảo người học ra trường có việc làm, được nâng cao tay nghề…”, bà Thủy đúc kết.

Ông Trần Anh Tuấn (nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP.HCM) chia sẻ công tác hướng nghiệp thực chất, cung cấp thông tin cần thiết về giáo dục nghề nghiệp sẽ thu hút người học. “Để đáp ứng nhu cầu nhân lực cả về chất lượng và số lượng, các trường cần làm tốt công tác dự báo từng ngành nghề cụ thể. Bên cạnh đào tạo chuyên môn, tay nghề cũng cần chú trọng kỹ năng bởi trình độ chuyên môn giỏi đến đâu nhưng thiếu kỹ năng xem như đánh mất cơ hội cạnh tranh với thị trường hội nhập ngày càng đòi hỏi khắt khe ở người lao động”, ông Tuấn gợi ý.

Đào to cái xã hi cn

Ông Trần Anh Tuấn cho biết: “Không nhất thiết phải vào ĐH, tùy sức học, điều kiện kinh tế… mà người học có thể lựa chọn học nghề để lập thân. Sau THCS, học nghề 3 năm (vừa học văn hóa) lấy bằng TC, đi làm 1-2 năm tích lũy kinh nghiệm, trau dồi thêm kỹ năng rồi học liên thông lên CĐ cũng chưa muộn”.

Đề cập đến giải pháp thu hút tuyển sinh nghề, TS. Nguyễn Phan Hòa (nguyên Hiệu trưởng Trường TC nghề Nhân Đạo) cho rằng việc quy hoạch lại mạng lưới trường nghề, ngành nghề là việc cần làm ngay, dù muộn. Theo ông Hòa, đến thời điểm này một số trường TC-CĐ đã xác định hướng đi riêng cho mình. Như nhắc đến nghề cơ điện tử thì người học biết đến trường A đào tạo tốt; nghề cơ khí thì nghĩ ngay đến trường B… Tuy nhiên, thực tế vẫn còn nhiều trường trên địa bàn cùng đào tạo một ngành nghề trong khi nhu cầu xã hội không còn cao như trước. “Như vậy tại sao không quy hoạch lại, trường nào có thế mạnh về trang thiết bị, đội ngũ giáo viên, thợ cả… sẽ được chọn làm đầu mối đào tạo”, ông Hòa đề xuất.

Ông Nguyễn Văn Lâm (Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH TP.HCM) khẳng định tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp cả nước nói chung và TP.HCM nói riêng đã có nhiều khởi sắc. Nếu như trước đây, khi không còn lựa chọn nào khác người học mới đăng ký học nghề thì hiện nay, người học đã chủ động hơn. Theo đó, số học sinh sau THCS, THPT học nghề ngày càng tăng và người học cũng có ý thức về cơ hội nghề nghiệp của mình bằng cách vừa học nghề vừa học văn hóa. Tuy nhiên, để người học chủ động đến với giáo dục nghề nghiệp, theo ông Lâm, các trường phải bỏ tư duy quản lý, đào tạo theo kiểu cũ, nghĩa là đào tạo cái gì xã hội cần chứ không đào tạo cái mình có.

T.Anh

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)