Cán bộ quản lý một trường trung cấp tư thục lý giải: việc tuyển sinh bậc TCCN lâu nay vốn khó khăn, tuyển đối tượng tốt nghiệp THCS tương đương mở rộng đầu vào…
Nhiều trường tuyển sinh bậc TCCN, trung cấp nghề nhưng “né” HS tốt nghiệp THCS. Ngoài yếu tố không hiệu quả về đào tạo, kinh tế, nhiều trường không mặn mà với đối tượng này còn do chương trình đào tạo khá nặng nề
.
Một buổi học văn hóa của học sinh Trường trung cấp nghề Nhân Đạo, Q.3, TP.HCM (sáng 23-5). Đây là một trong số ít trường vẫn tuyển đối tượng học sinh tốt nghiệp THCS – Ảnh: Như Hùng
Không chỉ bậc TCCN trong các trường CĐ mà ngay cả nhiều trường TCCN cũng không tuyển học sinh tốt nghiệp THCS. Ngay đến các trường nghề lâu nay được xem là địa chỉ phân luồng cho đối tượng này cũng “né”.
Không mặn mà
Tiền thân là trường trung học nghề, trung cấp kỹ thuật với đối tượng tuyển sinh là học sinh tốt nghiệp THPT và THCS, năm 2005 trường được nâng cấp lên CĐ và hiện Trường CĐ kỹ thuật Lý Tự Trọng (TP.HCM) chỉ còn tuyển sinh bậc CĐ và TCCN. Tuy nhiên, bậc TCCN của trường hiện nay chỉ tuyển đối tượng tốt nghiệp THPT, không còn tuyển người tốt nghiệp THCS. Một cán bộ của trường cho biết trường muốn tập trung vào bậc CĐ, TCCN và THPT nên chỉ tuyển đối tượng tốt nghiệp THPT. Trong khi đó, mặc dù tuyển đối tượng THCS nhưng Trường CĐ Công nghệ Thủ Đức chỉ phối hợp tuyển tại Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp quận 2. Bậc TCCN tại trường không tuyển đối tượng này.
Ông Nguyễn Toàn – hiệu trưởng Trường CĐ Công nghệ Thủ Đức – chia sẻ: trường từng tuyển học sinh tốt nghiệp THCS cho bậc TCCN nhưng kết quả tuyển sinh không tốt, số lượng ít nên trường không tuyển nữa. Nhiều trường CĐ có tuyển bậc TCCN như Kinh tế đối ngoại, Công thương TP.HCM, Cao Thắng, Xây dựng 2… cũng không tuyển đối tượng học sinh tốt nghiệp THCS.
Không chỉ các trường CĐ mà ngay cả nhiều trường TCCN cũng không mặn mà với đối tượng này. Cán bộ quản lý một trường trung cấp tư thục lý giải: việc tuyển sinh bậc TCCN lâu nay vốn khó khăn, tuyển đối tượng tốt nghiệp THCS tương đương mở rộng đầu vào. Khi tuyển đối tượng này đòi hỏi trường phải đầu tư nhiều hơn cho công tác đội ngũ giáo viên văn hóa và cán bộ quản lý. Tuy nhiên, số học sinh theo học ít, tỉ lệ bỏ học lại rất cao do các em đã ngán học văn hóa khiến hiệu suất đào tạo thấp, đầu tư của trường không hiệu quả, xét cả về mặt đào tạo và kinh tế.
Ở khối trường nghề, tình trạng cũng diễn ra tương tự. Bậc trung cấp nghề Trường CĐ Nghề du lịch Sài Gòn, CĐ Nghề giao thông vận tải chỉ tuyển đối tượng tốt nghiệp THPT. Trường CĐ Nghề hàng hải tuy đối tượng có mở rộng hơn khi tuyển học sinh hoàn thành chương trình THPT nhưng vẫn “nói không” với học sinh tốt nghiệp THCS. Ngay cả nhiều trường trung cấp nghề cũng không tuyển đối tượng này hoặc chỉ tuyển hạn chế một số ngành. Thậm chí một số nghề không đòi hỏi quá nhiều về kiến thức văn hóa các trường cũng không tuyển học sinh THCS.
Bà Nguyễn Thị Quỳnh Xuân – hiệu trưởng Trường CĐ Nghề du lịch Sài Gòn – cho biết do đặc thù nghề đào tạo của trường là du lịch, đòi hỏi học sinh phải có kinh nghiệm sống và nền tảng văn hóa nhất định, cần phải có một số kỹ năng mềm. Học sinh vừa tốt nghiệp THCS còn quá nhỏ, sợ không đủ các kỹ năng đó khi ra trường làm việc. Do đó trường chỉ tuyển đối tượng tốt nghiệp THPT.
Ông Nguyễn Toàn – hiệu trưởng Trường CĐ Công nghệ Thủ Đức – chia sẻ: trường từng tuyển học sinh tốt nghiệp THCS cho bậc TCCN nhưng kết quả tuyển sinh không tốt, số lượng ít nên trường không tuyển nữa. Nhiều trường CĐ có tuyển bậc TCCN như Kinh tế đối ngoại, Công thương TP.HCM, Cao Thắng, Xây dựng 2… cũng không tuyển đối tượng học sinh tốt nghiệp THCS.
Không chỉ các trường CĐ mà ngay cả nhiều trường TCCN cũng không mặn mà với đối tượng này. Cán bộ quản lý một trường trung cấp tư thục lý giải: việc tuyển sinh bậc TCCN lâu nay vốn khó khăn, tuyển đối tượng tốt nghiệp THCS tương đương mở rộng đầu vào. Khi tuyển đối tượng này đòi hỏi trường phải đầu tư nhiều hơn cho công tác đội ngũ giáo viên văn hóa và cán bộ quản lý. Tuy nhiên, số học sinh theo học ít, tỉ lệ bỏ học lại rất cao do các em đã ngán học văn hóa khiến hiệu suất đào tạo thấp, đầu tư của trường không hiệu quả, xét cả về mặt đào tạo và kinh tế.
Ở khối trường nghề, tình trạng cũng diễn ra tương tự. Bậc trung cấp nghề Trường CĐ Nghề du lịch Sài Gòn, CĐ Nghề giao thông vận tải chỉ tuyển đối tượng tốt nghiệp THPT. Trường CĐ Nghề hàng hải tuy đối tượng có mở rộng hơn khi tuyển học sinh hoàn thành chương trình THPT nhưng vẫn “nói không” với học sinh tốt nghiệp THCS. Ngay cả nhiều trường trung cấp nghề cũng không tuyển đối tượng này hoặc chỉ tuyển hạn chế một số ngành. Thậm chí một số nghề không đòi hỏi quá nhiều về kiến thức văn hóa các trường cũng không tuyển học sinh THCS.
Bà Nguyễn Thị Quỳnh Xuân – hiệu trưởng Trường CĐ Nghề du lịch Sài Gòn – cho biết do đặc thù nghề đào tạo của trường là du lịch, đòi hỏi học sinh phải có kinh nghiệm sống và nền tảng văn hóa nhất định, cần phải có một số kỹ năng mềm. Học sinh vừa tốt nghiệp THCS còn quá nhỏ, sợ không đủ các kỹ năng đó khi ra trường làm việc. Do đó trường chỉ tuyển đối tượng tốt nghiệp THPT.
Điều chỉnh chương trình
Theo thống kê của Sở GD-ĐT TP.HCM, năm 2011 toàn thành phố có hơn 9.000 học sinh không trúng tuyển ba nguyện vọng vào các trường công lập. Số học sinh này phải tìm chỗ học tại các trung tâm giáo dục thường xuyên, trường tư thục hoặc theo học nghề, TCCN tại các trường CĐ, trung cấp. Con số trên chưa tính đến số học sinh đã xác định học trung cấp ngay từ đầu và học sinh từ các tỉnh chuyển về.
Ông Hà Thế Vinh – trưởng phòng đào tạo Trường CĐ Phú Lâm – chia sẻ: những năm trước sau khi Sở GD-ĐT TP.HCM công bố điểm chuẩn lớp 10, phụ huynh mới đến tìm hiểu thông tin tuyển sinh TCCN của trường. Tuy nhiên năm nay nhiều phụ huynh đã định hướng ngay từ đầu và tìm hiểu thông tin sớm hơn. Ngoài việc phối hợp với các phòng giáo dục, trường còn có các điểm tư vấn khác nhau trong thành phố để tư vấn cho phụ huynh.
Trong khi đó, ông Phạm Ngọc Thanh – phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM – cho biết đúng là có một số trường ngại tuyển các em tốt nghiệp THCS vì đào tạo vất vả hơn và hiệu quả về kinh tế cũng không cao. Chủ trương của ngành giáo dục thành phố là đẩy mạnh phân luồng sau THCS. Hiện tỉ lệ học sinh tốt nghiệp THCS vào học TCCN đã nhiều hơn. Tuy nhiên, ông Thanh cho rằng vẫn còn một số rào cản khi thực hiện việc này.
Theo phản ảnh của nhiều trường, chương trình văn hóa hiện nay còn khá nặng. Hơn nữa, đặc điểm của đối tượng này là ngán học văn hóa nhưng lại phải học văn hóa rất nhiều, dẫn đến tâm lý nản và bỏ học. Nhiều em yếu quá không theo kịp chương trình và bỏ học. Ông Thanh cho biết theo phản ảnh của một số trường, chương trình đào tạo văn hóa dành cho đối tượng này còn khá nặng. Sở GD-ĐT TP.HCM đã đề nghị Bộ GD-ĐT xem xét điều chỉnh gia giảm thời lượng môn văn hóa để phù hợp hơn với ngành nghề đào tạo. Sở cũng giao cho một trường trung cấp tại thành phố xây dựng chương trình văn hóa cụ thể cho đối tượng học sinh tốt nghiệp THCS, họp lấy ý kiến các trường, sau đó sẽ trình xin ý kiến của Bộ GD-ĐT.
Ông Hà Thế Vinh – trưởng phòng đào tạo Trường CĐ Phú Lâm – chia sẻ: những năm trước sau khi Sở GD-ĐT TP.HCM công bố điểm chuẩn lớp 10, phụ huynh mới đến tìm hiểu thông tin tuyển sinh TCCN của trường. Tuy nhiên năm nay nhiều phụ huynh đã định hướng ngay từ đầu và tìm hiểu thông tin sớm hơn. Ngoài việc phối hợp với các phòng giáo dục, trường còn có các điểm tư vấn khác nhau trong thành phố để tư vấn cho phụ huynh.
Trong khi đó, ông Phạm Ngọc Thanh – phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM – cho biết đúng là có một số trường ngại tuyển các em tốt nghiệp THCS vì đào tạo vất vả hơn và hiệu quả về kinh tế cũng không cao. Chủ trương của ngành giáo dục thành phố là đẩy mạnh phân luồng sau THCS. Hiện tỉ lệ học sinh tốt nghiệp THCS vào học TCCN đã nhiều hơn. Tuy nhiên, ông Thanh cho rằng vẫn còn một số rào cản khi thực hiện việc này.
Theo phản ảnh của nhiều trường, chương trình văn hóa hiện nay còn khá nặng. Hơn nữa, đặc điểm của đối tượng này là ngán học văn hóa nhưng lại phải học văn hóa rất nhiều, dẫn đến tâm lý nản và bỏ học. Nhiều em yếu quá không theo kịp chương trình và bỏ học. Ông Thanh cho biết theo phản ảnh của một số trường, chương trình đào tạo văn hóa dành cho đối tượng này còn khá nặng. Sở GD-ĐT TP.HCM đã đề nghị Bộ GD-ĐT xem xét điều chỉnh gia giảm thời lượng môn văn hóa để phù hợp hơn với ngành nghề đào tạo. Sở cũng giao cho một trường trung cấp tại thành phố xây dựng chương trình văn hóa cụ thể cho đối tượng học sinh tốt nghiệp THCS, họp lấy ý kiến các trường, sau đó sẽ trình xin ý kiến của Bộ GD-ĐT.
15% là học sinh trung học cơ sở
Mạng lưới trường chuyên nghiệp trực thuộc TP.HCM hiện nay có 43 trường, tăng gấp ba lần so với năm 2000. Năm 2011, số học sinh tốt nghiệp THCS vào học hệ trung cấp chuyên nghiệp là 5.583 học sinh, chỉ chiếm 15% trong tổng số học sinh học TCCN. Đó là những thông tin được đưa ra tại hội nghị “Công tác hướng nghiệp phân luồng HS sau tốt nghiệp bậc trung học và hiện đại hóa giáo dục chuyên nghiệp” trong khuôn khổ Ngày hội giáo dục phát triển TP.HCM 2012 do Sở GD-ĐT TP.HCM vừa tổ chức. Trong khi đó, chỉ tiêu tỉ lệ phân luồng đến năm 2020 là 30% HS tốt nghiệp THCS và 60% HS tốt nghiệp THPT tại TP.HCM sẽ học tập tại các cơ sở đào tạo nghề.
Theo: Tuoitre
Bình luận (0)