Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Trường nghề: Phá rào cản để đào tạo theo hướng mở

Tạp Chí Giáo Dục

Trong bi cnh hi nhp quc tế và xu thế cách mng công nghip ln th 4, giáo dc ngh nghip (GDNN) cn đưc phát trin theo hưng m, linh hot. Tuy nhiên, vic thc hin không d nếu không mnh dn phá b nhng rào cn.

GS. Park Sang Soon (đi din Trưng ĐH Chosun – Hàn Quc ti TP.HCM) phát biu ti hi tho

Đây là ý kiến của các đại biểu là chuyên gia GDNN, đại diện các trường trung cấp, cao đẳng (TC, CĐ) của Việt Nam tại Hội thảo khoa học với chủ đề “Phát triển đào tạo theo hướng mở, linh hoạt tại các cơ sở GDNN” do Trường CĐ Kinh tế TP.HCM tổ chức ngày 15-1.

M tt c các bc hc

Tại hội thảo, TS. Phan Chính Thức (Phó Chủ tịch Hiệp hội GDNN và Nghề công tác xã hội) khẳng định: Phát triển hệ thống GDNN theo hướng mở, linh hoạt và liên thông là xu hướng tất yếu, khách quan. Hoạt động này góp phần thực hiện học suốt đời nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, nhất là trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và cách mạng công nghiệp 4.0 đang tác động mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội.

TS. Phan Chính Thức cho rằng, GDNN mở không phải là hệ thống khác, riêng biệt, độc lập, vì vậy cả 4 phân hệ mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục ĐH và GDNN nhất phải phải cùng mở.

Đóng góp ý kiến tại hội thảo, GS. Park Sang Soon (đại diện Trường ĐH Chosun – Hàn Quốc tại TP.HCM) đã cung cấp nhiều thông tin liên quan đến nghề nghiệp trong tương lai. Theo đó, xu hướng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với trí tuệ nhân tạo và tự động hóa phát triển sẽ có những công việc biến mất nhưng cũng có công việc ngày càng tăng. Trong số đó, các công việc thuộc loại hình dịch vụ liên quan đến giải trí sẽ xuất hiện nhiều hơn. Con người trong tương lai sẽ phải làm những việc mà máy móc không làm được, những việc mà thuộc về tính bản sắc của con người. Điều này đòi hỏi sự nhạy cảm về văn hóa và nghệ thuật, trí tưởng tượng nhân văn.

Vì vậy, định hướng giáo dục tương lai cũng phải thay đổi để thích ứng. Cụ thể, tại Việt Nam cần tăng cường giáo dục kỹ thuật như phát triển và phổ biến các khóa học trực tuyến và internet, cung cấp giáo dục kỹ thuật nghề cần thiết ngay cả sau khi tốt nghiệp; Phát triển và phổ biến giáo dục trọn đời; Nuôi dưỡng nghề nghiệp… GS. Park Sang Soon cho biết thêm, tại Hàn Quốc có Luật Xúc tiến giáo dục và đào tạo nghề; Luật Xúc tiến đào tạo nghề cho công nhân; Luật Đánh giá xếp loại tay nghề kỹ thuật quốc gia; Luật Giáo dục trọn đời… Đây là điều kiện tốt nhất để phát triển GDNN theo hướng mở, linh hoạt.

ThS. Nguyễn Thị Bảo Ngọc (giảng viên Khoa Ngoại ngữ, Trường CĐ Kinh tế TP.HCM) cho biết bên cạnh lợi ích mà đào tạo theo hướng mở, linh hoạt mang lại thì vẫn còn một số hạn chế như thủ tục hành chính về công nhận ngành mở, chương trình đào tạo mở, công nhận văn bằng, chứng chỉ, điều hành hệ thống đảm bảo chất lượng.

M theo hưng nào?

Đề cập đến giải pháp phát triển đào tạo theo hướng mở, linh hoạt tại các cơ sở GDNN, ông Nguyễn Văn Lâm (Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH TP.HCM) cho rằng, việc trước  tiên là phải tháo gỡ rào cản tư duy của xã hội với học nghề, tạo mọi điều kiện để mọi người đều được tham gia học nghề. Bên cạnh đó, nguồn tài nguyên, học liệu quốc gia, quốc tế cũng phải được xây dựng, bổ sung để chia sẻ cho mọi người. Vai trò của tự chủ trong GDNN, khuyến khích doanh nghiệp tham gia đào tạo nghề đảm bảo đầu ra của nhà trường là đầu vào của doanh nghiệp cũng phải được thực hiện.

“Tại TP.HCM hiện có hơn 60% doanh nghiệp sản xuất, trong đó doanh nghiệp thuộc 4 nhóm ngành công nghiệp trọng yếu chiếm đến 70%. Đây là cơ sở để các trường làm tốt công tác dự báo, tuyển sinh và đào tạo theo hướng mở, linh hoạt”, ông Lâm nói.

Theo ông Trần Anh Tuấn (Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM), kỹ năng thông tin thị trường lao động trong đào tạo theo hướng mở, linh hoạt là rất quan trọng. Các trường phải thường xuyên gắn kết, phối hợp với doanh nghiệp tổ chức sàn giao dịch, ngày hội việc làm nhằm cung cấp những ngành nghề đào tạo, xu hướng của thị trường lao động.

Trong khi đó, giải pháp phát triển đào tạo GDNN theo hướng mở của TS. Phan Chính Thức là phải bắt đầu từ tư duy và cơ chế. Cụ thể là đẩy mạnh truyền thông, làm cho toàn xã hội, mọi người lao động, người sử dụng lao động cùng hiểu, đồng thuận trong nhận thức và hành động; Đổi mới tư duy bằng cách ban hành quy định, chính sách trong hệ thống văn bản pháp luật; Định vị cấu trúc, hệ thống GDNN, tạo môi trường sinh thái; Xây dựng các trung tâm tài nguyên mở, học liệu mở để lưu trữ, cập nhật chia sẻ miễn phí, không có rào cản về pháp lý, kỹ thuật và tài chính với tất cả những ai quan tâm; Mở rộng xã hội hóa, huy động và khuyến khích sự tham gia của khu vực tư nhân…

“Cách mạng công nghiệp 4.0 ảnh hưởng trực tiếp đến việc làm nhiều, vị trí công việc giảm đi nhiều, công việc mới nảy sinh ít lại tập trung trong lĩnh vực STEM. Mức độ đòi hỏi kỹ năng mới đến năm 2020 cũng cao hơn với 43% ở ngành dịch vụ tài chính và đầu tư, 35% ở ngành kỹ thuật, 29% ở ngành chăm sóc sức khỏe và 27% ở ngành truyền thông, giải trí và thông tin”, TS. Phạm Đỗ Nhật Tiến (nguyên trợ lý Bộ trưởng Bộ GD-ĐT) thông tin.

Trước những đòi hỏi về kỹ năng nhận thức, kỹ năng hệ thống… ở người lao động, TS. Phạm Đỗ Nhật Tiến kiến nghị cần tạo chính sách thuận lợi cho việc phát triển GDNN; đồng thời có kế hoạch nâng cao nhận thức và xây dựng năng lực về phát triển GDNN theo hướng mở.

T.Anh

 

Bình luận (0)