Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Trường nghề: Thay đổi để thích ứng với kỷ nguyên 4.0

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Cuc cách mng công nghip ln th 4 (CMCN 4.0) tác đng ln đến th trưng và cht lưng lao đng. Vì vy, đào to ngh như thế nào đ thích ng vi yêu cu mi đã đưc nhiu chuyên gia đ cp.

Sinh viên Trưng CĐ Lý T Trng thc hành ngh hàn

Các chuyên gia trong và ngoài nước cảnh báo, nếu không thay đổi nội dung, chương trình đào tạo nghề thì tương lai không xa Việt Nam không chỉ thiếu về số lượng mà còn cả chất lượng lao động.

66 triu lao đng mt vic trong các năm ti

ThS. Nguyễn Thị Lụa (giảng viên Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam – Phân viện miền Nam) cho rằng đào tạo nghề gắn với vấn đề việc làm và thất nghiệp do tác động của cuộc CMCN 4.0 là thật sự cần thiết khi đội ngũ lao động chưa thích ứng với điều kiện mới và thay đổi mạnh mẽ cơ cấu lao động giữa các lĩnh vực.

Theo bà Lụa, hiện tại robot có thể thay thế các công việc phổ thông của con người ở một số lĩnh vực, vì vậy phải đào tạo gắn với các ngành nghề của cuộc CMCN 4.0. Tuy nhiên, để đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu xã hội, đặc biệt là thích ứng với cuộc CMCN 4.0 phải có sự phối hợp chặt chẽ và hiệu quả từ các tổ chức, cơ sở đào tạo, doanh nghiệp và nhà tuyển dụng.

TS. Phạm Quốc Hưng (Trường ĐH Văn Hiến) cho biết Tổ chức Phát triển và Hợp tác kinh tế (OECD) cảnh báo cuộc CMCN 4.0 sẽ lấy đi việc làm của 66 triệu người lao động tại các nước phát triển trong những năm tới. Đáng lưu ý, Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ cuộc CMCN 4.0. Theo OECD, cứ 7 người lao động tại 32 quốc gia phát triển mà OECD nghiên cứu thì có 1 người cần được hỗ trợ đào tạo kỹ năng mới do công việc của họ hiện nay sẽ được thay thế bằng robot hoặc tự động hóa.

TS. Hưng cho rằng cuộc CMCN 4.0 cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ với người lao động như bị mất việc làm do máy móc thay thế, không được bảo vệ quyền lợi vì có sự thay đổi về bản chất quan hệ lao động do ứng dụng công nghệ mới, bị phân biệt đối xử bất bình đẳng giữa lao động có kỹ năng cao và lao động kỹ năng thấp, giữa người sử dụng lao động và lao động… “Trong cuộc CMCN 4.0, đào tạo nhân lực chất lượng cao có ý nghĩa cực kỳ quan trọng bởi Việt Nam có đội ngũ lao động dồi dào song trình độ, kỹ năng để đáp ứng thì hạn chế”, TS. Hưng lưu ý.

Gii pháp nào đ thay đi?

ThS. Trần Băng Dương (Trường ĐH Kiên Giang) khẳng định cuộc CMCN 4.0 tác động mạnh đến chất lượng, số lượng và bản chất việc làm trong tương lai. Hiện nay do thiếu thông tin về cơ hội việc làm, về chất lượng lao động, hạn chế lựa chọn công việc, người lao động khó chuyển sang những công việc phù hợp hơn. Để giải quyết vấn đề này, công tác phân tích, dự báo phải tốt nhưng hiện nay ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, hạn chế. Vì vậy cần đẩy mạnh công tác dự báo nhu cầu thị trường nhân lực tương lai gần và xa. Đây là nội dung cần đặc biệt quan tâm bởi cuộc CMCN 4.0 sẽ tác động lớn đến khả năng suy giảm, thậm chí mất đi của nhiều ngành nghề cũng như sự xuất hiện nhiều ngành nghề mới.

“Theo T chc Phát trin và Hp tác kinh tế (OECD), c 7 ngưi lao đng ti 32 quc gia phát trin mà OECD nghiên cu thì có 1 ngưi cn đưc h tr đào to k năng mi do công vic ca h hin nay s đưc thay thế bng robot hoc t đng hóa”, TS. Phm Quc Hưng (Trưng ĐH Văn Hiến) cho biết.

ThS. Dương đề xuất cần ưu tiên phát triển ngành nghề đào tạo nhân lực phục vụ trực tiếp cho cuộc CMCN 4.0. Bên cạnh đó đổi mới nội dung đào tạo theo yêu cầu, xu hướng mới để xác định kiến thức, kỹ năng cần có của người lao động. Phát triển hạ tầng kỹ thuật cho các cơ sở giáo dục để có thể đáp ứng các phương pháp dạy học mới gắn kết với doanh nghiệp. Đồng thời đổi mới cơ chế quản lý Nhà nước đối với đào tạo nhân lực gắn với nhu cầu thị trường và yêu cầu cụ thể của doanh nghiệp.

Ở một khía cạnh khác, TS. Phạm Quốc Hưng kiến nghị cần tăng cường truyền thông, nâng cao nhận thức xã hội, người lao động về tác động của cuộc CMCN 4.0 đến thị trường lao động; hoàn thiện hệ thống thông tin, dự báo thị trường lao động, đặc biệt các ngành nghề phổ biến trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0 phát triển mạnh. Và quan trọng là thay đổi chính sách về đào tạo nguồn nhân lực các bậc học từ phổ thông đến ĐH làm sao tạo ra lực lượng có trình độ cao thích ứng.

“Trong bối cảnh này, việc cần đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn tay nghề, kỹ năng cho người lao động giản đơn là điều cần thiết, vừa đáp ứng tốt nhu cầu thiết yếu của đời sống xã hội, vừa là cơ sở để mỗi bản thân khẳng định có thể gia nhập vào thị trường lao động đòi hỏi cao hơn”, TS. Hưng lưu ý.

T.Tri

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)