Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Trường nghề: Thầy không giỏi đừng mong có trò giỏi

Tạp Chí Giáo Dục

Theo đánh giá ca các chuyên gia, thc tế trình đ nhà giáo mt s cơ s giáo dc ngh nghip (GDNN) còn hn chế, đây là rào cn ln đ phát trin GDNN theo chiu sâu.

Giáo viên mt trưng ngh hưng dn hc sinh thc hành môn tin hc

Ngưi dy quyết đnh cht lưng đào to

Để có nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động, đặc biệt trong bối cảnh lao động được các nước trong khu vực ASEAN thừa nhận lẫn nhau và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, vai trò của người giáo viên trường nghề là rất quan trọng.

Làm vic vi 13 trưng TC-CĐ có đào to ngh trng đim vào cui tháng 5 va qua, ông Nguyn Văn Lâm (Phó Giám đc S LĐ-TB&XH TP.HCM) khng đnh: “Không có thy gii thì khó có trò gii”.

Ông Trần Kim Tuyền (Trường CĐ Nghề TP.HCM) cho rằng chất lượng đào tạo nghề phụ thuộc 3 yếu tố: người dạy – người học – môi trường. Trong đó người dạy đóng vai trò quan trọng, định hướng người học đi đúng hướng, đạt hiệu quả nhất và trực tiếp quyết định chất lượng GDNN. Muốn phát triển sự nghiệp GDNN thì việc đầu tiên cần làm là xây dựng đội ngũ nhà giáo đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu để đảm bảo chất lượng. Hàng năm, Trường CĐ Nghề TP.HCM phối hợp với Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM bồi dưỡng chuyên đề sư phạm và chuyên môn, kết hợp với các đơn vị hợp tác quốc tế chuyển giao công nghệ để nâng cao trình độ tay nghề cho đội ngũ giảng viên. Nhà trường khuyến khích giảng viên học tập nâng cao trình độ, cam kết phục vụ tại trường sẽ hỗ trợ đóng học phí và trả dần hàng tháng. Cụ thể, nếu lấy bằng thạc sĩ sẽ hỗ trợ 15 triệu đồng, bằng tiến sĩ hỗ trợ 40 triệu đồng (nếu là nữ 45 triệu đồng). Giảng viên và cán bộ quản lý đi học các lớp bồi dưỡng về ngoại ngữ, tin học sau khi có chứng chỉ nhà trường hỗ trợ từ 6-10 triệu đồng. “Tùy nhu cầu từng khoa mà nhà trường tuyển dụng giảng viên đúng chuyên môn, được kiểm tra tay nghề và thử việc trong thời gian quy định. Mục tiêu hướng đến là giảng viên phải dạy được tích hợp”, ông Tuyền chia sẻ.

Trong khi đó, bà Nguyễn Thị Lý (Hiệu trưởng Trường CĐ Công nghệ Thủ Đức) đánh giá cao việc trao đổi giảng viên. Theo đó, từ năm 2006, nhà trường đã thiết lập quan hệ với các trường ĐH-CĐ của Hàn Quốc tổ chức cho giảng viên, cán bộ quản lý của trường tham gia nghiên cứu ngắn hạn. Với chương trình này, mỗi năm nhà trường tổ chức cho 10-15 giảng viên, cán bộ quản lý tham gia do phía bạn triển khai chương trình tập huấn công nghệ tiên tiến. Chương trình đã giúp đội ngũ này có điều kiện tiếp cận công nghệ mới thông qua hoạt động nghiên cứu, tham quan thực tế, qua đó nâng cao tầm nhìn, tạo ra sự chuyển biến tích cực trong việc nâng cao chất lượng đào tạo sau khi về nước. Tuy nhiên, do một số giảng viên, cán bộ quản lý còn hạn chế về ngoại ngữ nên hiệu quả trong giao lưu học tập chưa cao. “Cần có chính sách ưu đãi đối với giảng viên, cán bộ quản lý được đào tạo ở nước ngoài về trường công tác nhằm xây dựng đội ngũ không chỉ tinh thông nghiệp vụ chuyên môn mà còn có tác phong công nghiệp hiện đại, hiểu thông lệ quốc tế và khả năng sử dụng ngoại ngữ”, bà Lý đề xuất.

Tại buổi làm việc với 13 trường TC-CĐ có đào tạo nghề trọng điểm cuối tháng 5 vừa qua, ông Nguyễn Văn Lâm (Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH TP.HCM) khẳng định: “Không có thầy giỏi thì khó có trò giỏi”. 

Ưu tiên đu tư con ngưi

Năm 2017, Sở LĐ-TB&XH TP.HCM đã phối hợp với Tổng cục GDNN (Bộ LĐ-TB&XH) tổ chức lớp đào tạo kiểm định chất lượng GDNN cho 100 nhà giáo đến từ các trường TC-CĐ nghề trên địa bàn thành phố; triển khai chương trình đào tạo nghề theo chuẩn BTEC (Anh), tin học theo chuẩn khảo thí ICDL của Tập đoàn Pearson và Tập đoàn giáo dục EMG. Đồng thời tổ chức cho lãnh đạo các trường nghiên cứu mô hình đào tạo nghề phục vụ công nghiệp hỗ trợ tại Trường CĐ Lilama II. Bên cạnh đó, sở còn tổ chức hội nghị chuyên đề “Vai trò của cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đối với GDNN TP.HCM” cho đội ngũ nhà giáo chủ chốt ở các trường TC-CĐ nghề và trung tâm GDNN… Đó là các hình thức đầu tư bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho người dạy.

ThS. Trn Th Thu Hà (Tng cc GDNN) khng đnh, đào to và bi dưng nâng cao năng lc đi ngũ nhà giáo dy ngh v chuyên môn, k năng ngh nghip, ngoi ng và tin hc đáp ng nhu cu đào to nhân lc trc tiếp phc v sn xut, kinh doanh, dch v trong bi cnh cuc cách mng công nghip 4.0 là trách nhim ca các cơ s GDNN.

Lãnh đạo Sở LĐ-TB&XH TP.HCM cũng thừa nhận mạng lưới cơ sở dạy nghề trên địa bàn tuy có phát triển nhưng chất lượng giáo dục chưa đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp và thị trường lao động. Trình độ ngoại ngữ, kỹ năng giảng dạy tích hợp của đội ngũ nhà giáo vẫn còn hạn chế. Trong khi đó thị trường đang cần lao động ở những ngành nghề mới, đòi hỏi kỹ thuật cao, kỹ năng và ngoại ngữ nhưng không có thầy giỏi thì khó có trò giỏi. Vì vậy, ông Nguyễn Văn Lâm cho biết thời gian tới Sở LĐ-TB&XH TP.HCM sẽ xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ nhà giáo dạy nghề như sau: bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghề cho giáo viên; đào tạo nâng cao năng lực ngoại ngữ cho 40 giảng viên và cán bộ quản lý theo chuẩn BTEC, người học sau tốt nghiệp có trình độ tương đương B1 theo Khung tham chiếu châu Âu. Riêng tin học, sẽ đào tạo theo chuẩn quỹ ICDL cho 60 giảng viên, giáo viên. Bên cạnh đó, Sở LĐ-TB&XH TP.HCM cũng sẽ tổ chức khóa bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý các cơ sở GDNN và nghiên cứu mô hình đào tạo kép gắn kết giữa cơ sở GDNN với doanh nghiệp. Theo kế hoạch, trong tháng 5 vừa qua, Sở LĐ-TB&XH TP.HCM đã tổ chức lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên nghề về chuyên ngành công nghệ thông tin – an ninh mạng. Ngoài ra còn tạo điều kiện cho giáo viên tiếp cận chương trình chuyển giao của Úc.

Ông Lâm cho biết thêm, dự kiến năm 2019, giáo viên và giảng viên 13 trường TC-CĐ nghề sẽ được tập huấn chương trình đào tạo được chuyển giao từ Học viện Kỹ thuật Singapore. Ngoài ra, Sở LĐ-TB&XH TP.HCM còn hướng dẫn các cơ sở GDNN tổ chức đưa giáo viên, giảng viên đến thực tập tại doanh nghiệp và đưa thợ lành nghề của doanh nghiệp hướng dẫn thực tập tại các trường.

T.Anh

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)