Hướng nghiệp - Tuyển sinhThông tin hướng nghiệp

Trường nghề: Thời gian thực hành bao nhiêu là đủ?

Tạp Chí Giáo Dục

Thi lưng thc hành quyết đnh cht lưng đào to, tuy nhiên, ngưi hc phi có thái đ hc tp tt, thy gii và đưc giám sát, đánh giá… thc cht.

Sinh viên Trưng CĐ Ngh TP.HCM thc hành ngh hàn

Cho ngưi hc tri nghim sm

Mô hình đào tạo nghề kép với thời lượng 70% thực hành tại doanh nghiệp (DN) và 30% học lý thuyết – thực hành cơ bản tại trường đã được nhiều cơ sở giáo dục nghề nghiệp triển khai. Đây là mô hình hay của hệ thống giáo dục nghề nghiệp Đức mà một số quốc gia học tập, trong đó có Việt Nam. Chất lượng đào tạo của mô hình này được DN đánh giá cao, không phải mất thời gian và chi phí đào tạo lại. Tuy nhiên, trên thực tế chỉ có một số trường liên kết với DN làm tốt công tác này, đảm bảo đủ thời lượng thực hành, còn lại chỉ đang trong giai đoạn thí điểm. Thậm chí có trường nói là đào tạo kép nhưng thực tế không phải vậy, đó chỉ là hình thức để quảng bá tuyển sinh.

Tại TP.HCM, Trường CĐ Công nghệ Thủ Đức là một trong những trường triển khai thí điểm đào tạo nghề kép của Đức đầu tiên. Tại buổi lễ ký kết hợp tác đào tạo kép giữa nhà trường với DN mới đây, bà Nguyễn Thị Lý (Hiệu trưởng Trường CĐ Công nghệ Thủ Đức) khẳng định, với 30% lý thuyết, học sinh – sinh viên đã được giáo viên cung cấp kiến thức cơ bản, tự tin bước vào môi trường thực hành tại DN. Trong khi đó, ông Nguyễn Phan Hòa (nguyên Hiệu trưởng Trường TC nghề Nhân Đạo) cho rằng ở mô hình đào tạo nghề kép, người học được trải nghiệm sớm với thời gian thực hành dài là cơ hội tốt để các em nắm vững kiến thức chuyên môn, rèn kỹ năng nghề và đặc biệt ra trường có thể làm được việc ngay mà không cần đào tạo lại.

Nhưng thực tế không phải trường nào cũng xây dựng được mối quan hệ với DN để cùng tham gia đào tạo. Quyền và lợi ích đã rõ nhưng không mấy DN thực sự coi trọng, nếu có cũng không nhiệt tình lắm, thậm chí có DN cử cán bộ đào tạo chuyên môn yếu, thiếu tâm… Từ thực tế đó, bản thân nhà trường phải chủ động cả lý thuyết lẫn thực hành, đầu tư trang thiết bị đào tạo hiện đại, xứng tầm chứ không thể trông chờ DN.

Thi gian thc hành tùy thuc ngưi hc

Ông Thái Văn Thành (Giám đc Công ty TNHH Thương mi – Dch v – Cơ khí Đi Thành, TP.HCM) cho biết thi lưng 30% lý thuyết và 70% thc hành có đ đ tiếp thu kiến thc chuyên môn, k năng ngh hay không còn tùy thuc vào thái đ hc tp ca ngưi hc.

Thấy được lợi ích khi tham gia đào tạo nghề, ông Vũ Công Hòa (nguyên Chủ nhiệm HTX sản xuất bao bì và cơ khí Phương Nam, TP.HCM) chủ động đặt vấn đề với một số trường TC nghề. Theo đó, HTX Phương Nam đã cùng nhà trường tham gia xây dựng chương trình, đào tạo một số mô đun thực hành nghề. Ông Hòa cho rằng, 70% thời lượng thực hành là vừa đủ đối với một số ngành nghề phức tạp, đòi hỏi người học phải mất nhiều thời gian làm quen. Tuy nhiên, sẽ là rất ít nếu người học không nắm vững lý thuyết cũng như thực hành cơ bản ở trường. “Không ít người học đã kết thúc học phần lý thuyết nhưng bước vào thực hành vẫn chưa có được những kỹ năng cần thiết như hiểu biết về văn hóa DN, an toàn lao động, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp… Phía DN tiếp nhận học sinh thực tập hoặc trực tiếp đào tạo chỉ đảm nhận phần thực hành chứ không thể dạy lý thuyết. Như vậy sẽ mất khá nhiều thời gian và hơn nữa, đó là trách nhiệm của nhà trường”, ông Hòa nói.

Tương tự, ông Nguyễn Văn Tự (cán bộ đào tạo tại DN Cơ điện Bình Phát, Đồng Nai) thừa nhận có không ít người học rất lơ mơ về lý thuyết, mặc dù đã được học kỹ tại trường. “Trường hợp này, không còn cách nào khác chúng tôi phải chấp nhận mất thời gian để đào tạo lại nếu không thể xếp vô nhóm có bạn giỏi hơn để kèm cặp”, ông Tự cho biết.

Sau nhiều năm tham gia đào tạo tại DN, ông Tự đúc kết: Người học tiếp thu chậm, không hứng thú trong cả phần thực hành; phần lớn các em chưa chọn đúng nghề nghiệp mà mình yêu thích. Như vậy, thời lượng thực hành bao nhiêu cũng chưa là vấn đề. Bản chất của đào tạo nghề kép là hay nhưng không nhất thiết nghề nào cũng phải tuân thủ 30% lý thuyết, 70% thực hành. Chương trình đào tạo lý thuyết ra sao, thực hành ở môi trường nào, trình độ chuyên môn, kỹ năng của người hướng dẫn đến đâu mới là quan trọng.

Cùng quan điểm, ông Vũ Công Hòa thẳng thắn cho biết: Nói đào tạo thực hành trong thời lượng 70% nhưng người học được học gì trong thời gian ấy? Điều này còn phụ thuộc vào việc hướng dẫn, giám sát, đánh giá kết quả thực hành, môi trường thực hành, trang thiết bị thực hành…

T.Anh

Bình luận (0)