Hướng nghiệp - Tuyển sinhThông tin hướng nghiệp

Trường nghề: Tuyển đã khó, giữ còn khó hơn

Tạp Chí Giáo Dục

Hin nay, tuyn sinh ngh đã khó, gi chân ngưi hc còn khó hơn. Đ tránh tình trng “rơi rng” ngưi hc, ngay t đu các trưng phi làm tt công tác tư vn hưng nghip.

Sinh viên Trưng CĐ Lý T Trng trong gi thc hành

T l b hc còn cao

Tuyển sinh được là một chuyện, giữ được người học đến khi cầm được tấm bằng tốt nghiệp, theo đại diện của các trường nghề là không dễ bởi nhận thức của học sinh và phụ huynh về học nghề tuy có chuyển biến song một bộ phận không nhỏ vẫn còn nặng tâm lý bằng cấp, đó là phải học lên ĐH. Lựa chọn học nghề là lựa chọn cuối cùng khi không thể vào ĐH. Hiệu trưởng một trường TC tại TP.HCM cho biết từng bị “sốc” khi có năm trường tuyển sinh chưa đủ chỉ tiêu, nhưng chỉ sau học kỳ 1 năm nhất đã có gần 25% học sinh bỏ học, đến cuối năm nhất thì có trên 30%. Trong số này có nhiều em chuyển hẳn sang môi trường học mới, hay học nghề khác và chỉ có tỷ lệ rất thấp chuyển sang học nghề khác tại trường.

Theo bà Nguyễn Thị Lý (Hiệu trưởng Trường CĐ Công nghệ Thủ Đức), những thuận lợi, khó khăn và thách thức đan xen từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là các yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn trường, chọn ngành nghề của học sinh THCS, THPT. Với phương châm đào tạo nghề theo nhu cầu thực tế nên ngay từ đầu khi tư vấn chọn ngành nghề, nhà trường đã định hướng cho các em chọn những ngành nghề trọng điểm đáp ứng được 3 yếu tố: năng lực và sở thích bản thân, kinh tế gia đình, nhu cầu xã hội. “Tuyển sinh được đã khó, việc giữ người học còn khó hơn bởi nhận thức của không ít học sinh cho rằng học nghề chỉ là giải pháp tạm thời khi chưa chọn được trường như mong muốn. Xác định được vấn đề, nhà trường đã từng bước làm công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người học. “Góc làm việc” của trường cập nhật thường xuyên thông tin tuyển dụng ở các doanh nghiệp nhằm hỗ trợ người học đảm bảo có việc làm ngay sau đào tạo. Trường cũng có sân chơi bổ ích, tạo tâm lý thoải mái sau mỗi buổi học, từ đó động viên, khuyến khích tinh thần học tập, tạo điều kiện để học sinh, sinh viên yêu và gắn bó với nghề khi đang học”, bà Lý cho biết.

Để giữ chân học sinh, sinh viên, bà Lý cho biết bên cạnh việc rà soát, bổ sung, xây dựng chương trình đào tạo phù hợp với trình độ người học, đồng thời đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, nhà trường còn đầu tư cơ sở vật chất, phát triển đội ngũ cán bộ, giáo viên đáp ứng yêu cầu phát triển về quy mô, chất lượng. Đặc biệt là đáp ứng tuyển sinh đào tạo các nghề trọng điểm ASEAN và quốc tế, nâng cấp nhà trường đạt chuẩn trường chất lượng cao đến năm 2020.

Gii pháp “gi chân” ngưi hc

“Nim tin ca xã hi, ca ngưi hc đi vi mt trưng ngh là vô cùng quan trng, quyết đnh t l “rơi rng” ca ngưi hc. Theo đó, đ xây dng nim tin, cn t chc hưng ngh, hưng nghip song song vi đi mi cht lưng ni lc”, ThS. Phan Th L Thu (Trưng CĐ Vin Đông) khng đnh.

Đại diện Trường TC Kinh tế – Kỹ thuật Nguyễn Hữu Cảnh cho biết thông qua dữ liệu từ gần 500 phiếu khảo sát online, bộ phận tuyển sinh của trường đã thống kê có 7 yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn trường của học sinh cuối cấp, gồm: đặc điểm cá nhân; sự tham vấn của người thân; đặc điểm của trường; nỗ lực tuyển sinh của các trường; cơ hội trúng tuyển; cơ hội sau khi ra trường và chương trình hướng nghiệp tại trường THPT. Trong đó, yếu tố cá nhân về ngành nghề đào tạo phù hợp sở thích và năng lực là yếu tố chiếm tỷ lệ cao nhất, yếu tố cơ hội trúng tuyển là yếu tố chiếm tỷ lệ thấp nhất. “Người học hiện nay có thể nắm thông tin một cách rõ ràng từ nhiều nguồn. Các em có sự hiểu biết và tự chủ hơn trong quyết định của mình. Phân tích chỉ ra số lượng học sinh chọn theo học nhóm ngành CNTT tỷ lệ thuận với mức độ hiểu biết về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Thêm nữa, học sinh càng có hiểu biết về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 thì càng có xu thế chọn trường tư, trường quốc tế… Từ kết quả khảo sát, bộ phận tuyển sinh đã ứng dụng công nghệ xây dựng và hoàn thiện ngân hàng câu hỏi nhằm trả lời thắc mắc của học sinh khi đăng ký nhập học. Nhờ tư vấn ban đầu mà những năm gần đây tỷ lệ học sinh bỏ học giữa chừng hoặc chuyển sang ngành nghề khác giảm đáng kể”, vị đại diện này nói.

TS. Lê Đình Kha (Phó Hiệu trưởng Trường CĐ Kỹ thuật Cao Thắng) chia sẻ để giữ chân người học, trường đã thực hiện đổi mới chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy, đánh giá, hợp tác với doanh nghiệp… Song song với việc khẳng định chất lượng đào tạo là truyền lửa đam mê nghề nghiệp cho người học. Trong khi đó, ThS. Phan Thị Lệ Thu (Trường CĐ Viễn Đông) khẳng định niềm tin của xã hội, của người học đối với một trường nghề là vô cùng quan trọng, quyết định tỷ lệ “rơi rụng” của người học. Theo đó, để xây dựng niềm tin, cần tổ chức hướng nghề, hướng nghiệp song song với đổi mới chất lượng nội lực. Cụ thể, hướng nghiệp phải đi đôi với tuyển sinh, định hướng đúng đắn ngành nghề lựa chọn trong tương lai, lựa chọn nguồn lực đúng với nhu cầu, giảm thiểu tỷ lệ người học chọn sai ngành, bỏ học, chuyển trường hoặc chuyển ngành sau năm nhất.

Bà Thu thông tin thêm, từ đầu năm 2019 đến nay, chương trình “Một ngày làm sinh viên” của trường đã thu hút hơn 150 trường THPT và trung tâm GDNN-GDTX đưa hơn 60.000 học sinh đến tham gia. Trong đó, có hơn 50% trường chủ động liên hệ để cùng ban tư vấn định hướng nghề nghiệp trực tiếp tại các trường THPT và trung tâm. “Giải pháp này đã kéo giảm tỷ lệ “rơi rụng” của sinh viên sau khi kết thúc các học kỳ của năm nhất. Theo đó, năm 2017, tỷ lệ sinh viên “rơi rụng” là 18%; năm 2018 giảm còn 9% và đến thời điểm này chỉ còn lại 5%”, bà Thu cho hay.

Bài, nh: T.Anh

Bình luận (0)