Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Trường nghề ứng dụng công nghệ số để tuyển sinh

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Đang bưc vào mùa tuyn sinh năm 2020 nhưng dch Covid-19 còn din biến phc tp, vì vy các trưng ngh ch đng ng dng công ngh s thông qua mng xã hi đ tuyn sinh trc tuyến.

Sinh viên mt trưng ngh đang thc hành ngh đin lnh

Tranh th các tin ích ca mng xã hi

Bà Nguyễn Ngọc Quỳnh Hương (Hội Giáo dục nghề nghiệp TP.HCM) khẳng định, đưa CNTT vào công tác hướng nghiệp, tuyển sinh là một ứng dụng tiện ích, tăng hiệu quả, tiết kiệm tài chính, nhân lực và phù hợp với xu thế chung của thế giới. Nhiều trường đã ứng dụng công nghệ 4.0 để khai thác các kênh tuyển sinh trực tuyến như tương tác qua Fanpage, Zalo/Viber, Email Marketing; Google Ads, Forum, Live Stream; YouTube… “Khi kết hợp phương thức này với phương thức tuyển sinh truyền thống bằng công nghệ 4.0 đã xây dựng và hệ thống hóa dữ liệu Big Data. Nếu như trước đây, Data này được thao tác, lưu giữ và tương tác một cách thủ công thì với công nghệ số sẽ tự động xây dựng thành một số cơ sở dữ liệu khổng lồ không giới hạn và quan trọng là đúng đối tượng cần hỗ trợ”, bà Hương đánh giá.

Ông Trần Kim Tuyền (Hiệu trưởng Trường CĐ Nghề TP.HCM) cho biết, cũng như các trường khác, Trường CĐ Nghề TP.HCM đã xây dựng phần mềm cho phương thức xét tuyển riêng theo các hình thức đăng ký online, đăng ký qua bưu điện hoặc trực tiếp tại trường. Phần mềm này phát huy hiệu quả trong công tác tuyển sinh, đào tạo, quản lý… Tương tự, Trường CĐ Kỹ thuật Cao Thắng đã ứng dụng CNTT trong tuyển sinh bằng cách xây dựng hệ thống phần mềm tuyển sinh Cao Thắng từ năm 2017 đến nay. Ông Nguyễn Văn Sỹ (Phòng Đào tạo của trường) cho biết hệ thống phần mềm tuyển sinh Cao Thắng có đầy đủ các nội dung, thông tin cần thiết cho học sinh, sinh viên quan tâm như website đăng ký xét tuyển online, phần mềm quản lý hồ sơ xét tuyển, phần mềm xử lý kết quả tuyển sinh, phần mềm gửi email, tin nhắn điện thoại cho thí sinh… Chia sẻ về giải pháp tuyển sinh trong thời buổi hiện nay, đại diện Trường TC Kinh tế – Kỹ thuật Nguyễn Hữu Cảnh cho hay, thay vì tiếp cận học sinh tiềm năng bằng cách tư vấn qua điện thoại, trường đã chuyển toàn bộ thông tin, dữ liệu học sinh lên website của trường. Cùng với đó, các kênh Facebook, Instgram, Zalo, website của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp… được tận dụng tối đa để quảng bá ngành nghề đào tạo. “Sau khi đưa nội dung lên các kênh trực tuyến, cán bộ tuyển sinh dễ dàng đo lường hiệu quả của từng kênh. Việc đo lường thường xuyên và điều chỉnh thông tin phù hợp với đối tượng giúp cho công tác tuyển sinh trực tuyến hiệu quả hơn. Trường đã và đang xây dựng, hoàn thiện hệ thống tư vấn trực tuyến 24/24 thông qua phần mềm Tawk phục vụ tối đa nhu cầu tìm hiểu về các ngành nghề đào tạo, vị trí việc làm cũng như năng lực của học sinh sau khi ra trường. Thông qua trang cá nhân của cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh để phổ biến, tuyên truyền nghề ngành, chuẩn đầu ra…”, vị đại diện này cho biết.

Trong khi đó, Trường CĐ Công nghệ Thủ Đức nhiều năm nay đã đa dạng hóa các hình thức quảng bá, tuyển sinh qua website, Fanpage, Email, trang tư vấn tuyển sinh, các dịch vụ của Google, Facebook Marketing… Đặc biệt, trường đang đề xuất thiết kế ứng dụng tuyển sinh trên ứng dụng điện thoại di động với phiên bản đơn giản do sinh viên Khoa CNTT thiết kế hoặc phiên bản đầy đủ (đặt hàng thiết kế).

Cán b tuyn sinh năng đng, sáng to

Đó là ý kiến chung của đại diện các trường trong việc triển khai công tác tuyển sinh trực tuyến. Đại diện Trường CĐ Nghề số 7 cho rằng trong tình hình tuyển sinh khó khăn như hiện nay, đòi hỏi bộ phận tuyển sinh của các trường phải năng động, sáng tạo, kết hợp nhiều giải pháp đồng bộ để ứng dụng các kỹ thuật hiện đại của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Ở góc nhìn khác, TS. Huỳnh Thanh Điền (Trường ĐH Nguyễn Tất Thành) nhìn nhận, thực tế việc ứng dụng công nghệ mới trong đào tạo và tuyển sinh tại các trường nghề còn thấp, không đồng đều. Rất ít trường áp dụng công nghệ số toàn diện cho các hoạt động quản lý, tuyển sinh và đào tạo. Đây là một trong những nguyên nhân chưa thu hút được người học tiềm năng cũng như đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới của doanh nghiệp. Hơn nữa, truyền thông tuyển sinh lâu nay thiếu chiều sâu, thiếu tính chất tư vấn và định hướng nghề nghiệp. Để tuyển sinh đạt hiệu quả, trước hết phải đổi mới chương trình, phương pháp đào tạo, đầu tư đội ngũ giáo viên, giảng viên, cơ sở vật chất… Các hoạt động tiến bộ đó là thông điệp thực chất để truyền thông đến học sinh và phụ huynh lựa chọn sản phẩm đào tạo của mình. “Chất lượng tốt thì tuyển sinh mới có kết quả tốt, ngược lại, chất lượng kém mà tuyển sinh mạnh chỉ gây hiệu ứng ngược. Dù công tác tuyển sinh ở hình thức nào, cán bộ tuyển sinh phải nhạy bén, năng động, đặc biệt là phải có một trình độ công nghệ nhất định”, TS. Điền quả quyết. 

TS. Trương Anh Dũng (Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ LĐ-TB&XH) cho biết Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đã đưa vào sử dụng “Ứng dụng chọn trường – chọn nghề” trên thiết bị di động. Ứng dụng này tích hợp các nguồn dữ liệu cần thiết liên quan đến từng ngành nghề, nhu cầu việc làm, học phí, trường đào tạo… thông qua kho ứng dụng của Google (Google Play) hoặc Apple (Apple Store). Đây là kênh có nguồn dữ liệu đầy đủ, chính xác tạo điều kiện cho người học tiếp cận thông tin, đăng ký tuyển sinh… một cách dễ dàng, đồng thời hỗ trợ công tác tuyển sinh và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp.

T.Tri

 

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)