Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Trường nghèo mất sức hút

Tạp Chí Giáo Dục

Nhờ sự quan tâm của chính quyền địa phương, ngành GD-ĐT; đặc biệt là ban đại diện CMHS ủng hộ, giúp đỡ nên nhiều trường học được sửa chữa, trang bị thêm các phương tiện dạy học hay được xây dựng mới khang trang, hiện đại. Tuy nhiên, bên cạnh những ngôi trường có chất lượng về phòng ốc, lợi thế về địa bàn và hiện đại về trang thiết bị thì vẫn còn có không ít ngôi trường chịu nhiều thiệt thòi, nhất là diện tích và cơ sở trường lớp.
Hiện nay, nhiều trường tiểu học trên địa bàn thành phố đã trang bị được bảng hệ thống dạy học tương tác Activboard để phục vụ dạy và học, trong khi đó với một số trường nghèo (trong đó có Trường Tiểu học Phạm Ngọc Thạch) thì điều này vẫn chỉ là niềm mơ ước. Trường nghèo thì làm sao có đủ kinh phí để mua nổi một chiếc chứ đừng nói đến chiếc thứ hai. Cụ thể như Trường Tiểu học Phạm Ngọc Thạch, phấn đấu lắm chúng tôi cũng chỉ mua được hai máy laptop để cho giáo viên có công cụ dạy học bằng giáo án điện tử. Thầy cô nào có khả năng thì tự mua cho cá nhân mình nhưng số lượng cũng không nhiều. Đây là một thiệt thòi cho thầy cô khi đổi mới phương pháp giảng dạy. Tuy nhiên, nhà trường cố gắng tìm mọi biện pháp để trang bị cho 100% phòng học màn hình LCD. Nhờ vậy mà thầy cô và học sinh được thuận lợi hơn trong việc dạy – học theo phương pháp đổi mới. 
Một điều dễ nhận thấy là những trường có khó khăn về vật chất lại luôn ở gần những trường học có tiếng về cơ sở vật chất hiện đại nên phụ huynh học sinh hay so sánh hai trường. Từ đó trường nghèo bị mất sức hút trong khâu tuyển sinh đầu cấp.
Trương Thị Thanh Mỹ
(Hiệu trưởng Trường Tiểu học Phạm Ngọc Thạch, Q.Phú Nhuận)  

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)